Hà Nội: Chùa Hòe Nhai và bức tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất

16:31 | 13/02/2019

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Ở ngôi chùa cổ có bức tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông, Bức tượng này là độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

Chùa Hòe Nhai (hay còn gọi là Hồng Phúc tự, nằm ở số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) tọa lạc trên khuôn viên rộng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công” sân chùa còn có 3 ngọn tháp cao ba tầng. Là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý và là chốn tổ của phái Tao Động, một Thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam.

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Cổng chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự

Chùa Hòe Nhai là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị như tượng thờ đa dạng tấm bia đá cổ, mà nhờ có nó, giới sử học đã xác định được vị trí diễn ra trận chiến Đông Bộ Đầu đánh đuổi quân Mông Nguyên, giải phóng kinh đô nhà Trần năm 1258. Đặc sắc nhất ở ngôi chùa cổ thời Lý này là bức tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng họ đều ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về sự ra đời của tượng, đó là câu chuyện mang đầy triết lý nhân sinh quan của nhà Phật gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Bức tượng Phật ngồi lưng vua được đặt bên phải phía sau điện chính

Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Tổng thể pho tượng Phật ngồi trên lưng vua cao hơn 3m. Thoạt nhìn tưởng như đó là một pho tượng Phật liền khối, song thực tế đây là một bức tượng kép gồm 2 phần được khớp vào nhau một cách khéo léo. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn. Trước pháp nạn quá nặng nề này, ông đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa vua Lê Hy Tông. Hòa thượng Tông Diễn đã cải trang, vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng bên trong là một tờ sớ được viết với mong muốn giúp vua Lê Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Cách lý giải có tình, có lý trong tờ sớ làm vua Lê Hy Tông bừng tỉnh. Vua đã gặp mặt vị hòa thượng và rút lại sắc lệnh đã ban.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng một vị thiền sư đắc đạo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen. Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt.

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Vua Lê Hy Tông cõng Phật

Bức tượng là một bài học về sửa bỏ thói hư tật xấu. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.

Bên cạnh tượng Phật ngồi trên lưng vua, chùa Hòe Nhai còn nhiều tượng cổ độc đáo và nhiều di vật có giá trị.

Dưới đây là một số hình ảnh được PV ghi nhận tại chùa Hòe Nhai:

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Khuôn viên bên trong chùa là một màu xanh ngắt với những tán lá cây đầy bóng mát
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Tấm bia đá, cổ nhất là bia Chính hòa thứ 24 (1703)
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat

Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp vong thân

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Ban chính điện chùa Hòe Nhai
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat

Hệ thống tượng Phật ở đây được giới khảo cổ gia ghi nhận là đa dạng về chất liệu như gỗ quý, đất nện, đồng hun

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat

Trống Đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 - 1883) nhà Nguyễn

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat

Khánh Đồng cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông

ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhat
Cổng bán những mặt hàng bày mâm lễ vào chùa
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhatChủ tịch Hà Nội sẽ tiếp công dân vào tuần thứ ba hằng tháng
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhatHà Nội: Hằng tháng phải lấy mẫu nước sạch để xét nghiệm
ha noi chua hoe nhai va buc tuong phat ngoi lung vua doc nhatHà Nội: Cháy nhà trên phố Hàng Than

Quang Hưng

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]