Bảo vệ cổ vật chùa Bổ Đà - Bắc Giang:

“Cần nhất việc hài hòa giữa tín ngưỡng và bảo vệ an ninh, trật tự”

09:35 | 05/02/2019

254 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bắc Giang, từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn Bắc Giang xảy ra gần 50 vụ xâm hại, trộm cắp di vật, cổ vật, kẻ gian lấy đi hơn 200 di vật, cổ vật các loại. Cho tới nay, hầu hết các vụ mất cắp này đều chưa tìm ra thủ phạm…

Dưới đây là trao đổi của chúng tôi với ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch phụ trách văn hoá của huyện Việt Yên - Bắc Giang về các vấn đề xung quanh chuyện bảo vệ cổ vật của chùa Bổ Đà cũng như việc kiến trúc an ninh liên quan đến việc bảo tồn bảo vật nói chung…

can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu
Ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch huyện Việt Yên - Bắc Giang đang giới thiệu một tấm ván khắc Kinh Phật cỡ lớn trong kho ván khắc kinh của chùa Bổ Đà.

Công tác bảo tồn - bảo vệ cổ vật và phát huy các giá trị của chùa Bổ Đà đang được địa phương thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đại Lượng: Năm 2016, chùa Bổ Đà đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, vì đây là ngôi chùa chứa rất nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Năm 2018 UBND tỉnh Bắc Giang đã chủ trì phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng đề án tổng thể di tích. Đây là chốn tổ của thiền phái Lâm tế - là trường phái Phật giáo rất lớn ở miền Bắc Việt Nam, ngôi chùa có bộ mộc bản kinh Phật khắc trên gỗ thị có độ tuổi tối cổ, vừa qua cũng đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Ngôi chùa có nhiều nét kiến trúc độc đáo được bảo tồn gìn giữ từ mấy trăm năm nay. Vườn tháp trong khuôn viên chùa là nơi yên nghỉ của hàng nghìn nhà sư đã tu hành trong thiền phái cũng được xếp hạng. Một số cây lâu năm như cây đa hơn 300 năm tuổi hoặc cây vối do các thiền sư trồng cũng đã được công nhận là cây di sản. Chúng tôi xác định, công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản là rất quan trọng trong nhiều năm qua.

can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu
Ông Nguyễn Đại Lượng cùng Thượng toạ Thích Túc Hoà – người tu hành từ nhỏ tại chùa tổ Bổ Đà giới thiệu về kho ván kinh (hiện nay vị thượng toạ này đã được ra riêng trụ trì tại chùa Sùng Nghiêm Tự, huyện Việt Yên, cách chùa Bổ Đà 5km).

Tuy nhiên, đáng tiếc là tại chùa Bổ Đà, do những năm trước đây, việc xây dựng kiến trúc tường bao và cổng bảo vệ chưa được đầu tư thiết thực. Năm 2009 kẻ gian lấy mất 6 pho tượng phật. Đầu năm 2016, kẻ trộm đã đột nhập lấy đi 1 chiếc chóe và 4 lọ lộc bình cổ. Năm 2017 chùa Bổ Đà lại bị đánh cắp mất pho tượng Quan âm Tống tử bằng gỗ có niên đại hơn 200 năm. Đáng buồn là quá trình điều tra đến nay vẫn đang tiếp tục… Đối với kho mộc bản (bảo vật quốc gia) hiện nay cơ quan công an huyện đều cử người đến giúp nhà chùa canh giữ hằng đêm...

Được biết mới đây nhà chùa đã cho xây tam quan và cổng bảo vệ. Xong việc triển khai đã không hoàn toàn đúng theo cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hiện nay công việc trên đã được giải quyết như thế nào?

- Ông Nguyễn Đại Lượng: Việc xây dựng tam quan và cổng chùa thì theo các bậc tiền tổ, đây là di nguyện của thế hệ trước ngay từ khi xây dựng chùa. Khu “tùng lâm tứ yên tự” này được xây trong nhiều trăm năm; cũng không phải xây dựng một lần trong một vài năm, và điều kỳ lạ nhất là cho đến nay, khu chùa sơn môn Lâm Tế cỡ lớn này vẫn… chưa có cổng và tam quan. Việc xây dựng tam quan và cổng chùa đã là mong mỏi những năm đầu của thế kỷ 20. Các nhà sư tiền bối tại Bổ Đà đã vận chuyển gỗ về để xây dựng.

Tuy nhiên, trong khi vận chuyển về đến sông Cầu thì bị va vào đá và vỡ bè, một phần được kéo xuống để xây dựng chùa Đáp Cầu (chùa cùng Sơn môn). Một phần lớn gỗ đó trôi xuống Lục đầu giang, trôi theo sông Kinh Thầy, các nhà sư níu bè, vớt lên xây dựng cổng tam quan của chùa Yên Ninh thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tất cả những điều này đã được chúng tôi tìm hiểu và chứng thực.

can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu
Đường dây nóng để bảo vệ an ninh chùa Bổ Đà, được in và rải khắp các khu vực rộng rãi trong chùa.

Trong những năm vừa qua, nhân dân ủng hộ công đức, cùng đóng góp của các nhà sư toàn sơn môn, các thầy chùa Bổ Đà đề xuất xây dựng Tam quan và cổng bảo vệ, bãi để xe, tiếp theo sẽ là các tầng vành đai tường bao bảo vệ bên ngoài để chống kẻ cắp xâm nhập. Tuy nhiên có một trục trặc là trong quá trình hoàn thiện hồ sơ còn thiếu chặt chẽ dẫn tới việc xây dựng này chưa hoàn toàn đúng so với hồ sơ cấp phép từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Riêng cổng chùa (lần đầu tiên chùa được có cổng) thì chúng tôi tự nhận khuyết điểm là do một phần nhận thức của các thầy ở chùa cũng như cán bộ chính quyền địa phương dẫn tới những vi phạm về việc quản lý di tích. Thời gian vừa qua tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo địa phương và cùng với nhà chùa đã thực hiện việc hạ giải cổng chùa không hợp lý hợp tình đó (“hạ giải” tức là giải phóng, phá bỏ, huỷ việc xây dựng tam quan không đúng cách thức cần thiết trước di sản cổ kính có giá trị bậc nhất của vùng Kinh Bắc này - PV).

Dư luận nhân dân xung quanh chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên) đều mong muốn sớm có giải pháp phù hợp cho việc xây dựng tường bao - cổng bảo vệ vòng ngoài để bảo đảm công tác an toàn cho các cổ vật ở thì tương lai. Ông nghĩ thế nào trước dư luận nói trên?

- Ông Nguyễn Đại Lượng: Chùa Bổ Đà là ngôi chùa tổ đình, ngày xưa chủ yếu dành cho nơi tu tập kết hạ của các tăng ni sơn môn vào những tháng hè. Hiện nay chùa đã mở rộng cho du khách vào thăm, đặc biệt hằng năm, lượng người về dự lễ chùa rất đông. Cho nên, việc kiến trúc cổng chùa đúng cách thức - cùng với hệ thống tường bao, không ảnh hưởng, động chạm đến hệ thống kiến trúc trung tâm quá rộng rãi khoáng đạt, là việc rất có ý nghĩa trong công tác đảm bảo an ninh trật tự cho di tích quan trọng này.

can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu

Đường vào cổng trung tâm chùa Bổ Đà - nơi lưu giữ bộ ván kinh Phật cổ nhất Việt Nam, mộc bản còn nguyên vẹn với gần 2.000 bản khắc. Đây là ngôi chùa tổ độc đáo cổ kính và lớn bậc nhất vùng đất Kinh Bắc, một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế.

Trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm có từ 300 đến 500 ngàn người đến thăm chùa, do vậy quy mô kiến trúc vòng ngoài ngày xưa để lại sẽ không đáp ứng được việc đi thăm quan, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự. Ở góc độ địa phương, chúng tôi mong muốn rằng, cổng Tam quan và cổng bảo vệ, tường bao ngoài là những cấu trúc kiến trúc vòng ngoài có ý nghĩa tổng thể đối với các ngôi chùa nói chung, chùa Bổ Đà nói riêng. Việc xây dựng những vị trí này tất nhiên phải cần thật đúng cách thức.

Với các yếu tố nói trên, chúng tôi – quản lý chính và trực tiếp tại cấp huyện cũng đồng thuận mong muốn được chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép để các bậc tu hành trụ trì và cùng sơn môn ở nhiều khu vực, áp dụng thực hiện việc xây Tam quan, cổng bảo vệ, tường bao ngoài một cách phù hợp. Việc này đem lại ý nghĩa song hành là vừa thuận theo di nguyện của các bậc tiền tổ. Thứ nữa là góp phần quan trọng vào việc bảo tồn bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

Xin cảm ơn ông!

Chùa Bổ Đà ra đời từ thế kỷ XI (thời Lê), trải qua các thời Lê Trung Hưng - niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế, một trong những ngôi chùa độc đáo cổ kính nguyên vẹn và lớn bậc nhất vùng đất Kinh Bắc.

Bổ Đà cũng là nơi lưu giữ nhiều di vật rất quan trọng. Bộ bản khắc kinh Phật bao gồm gần 2000 bản gỗ thuộc các bộ kinh luật Đại thừa, như: Lăng nghiêm chính mạch, Yết ma hội bản, Nam hải ký qui... đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Vườn tháp trong khuôn viên chùa với hàng trăm ngôi tháp cổ chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hàng nghìn vị tăng, ni thuộc thiền phái Lâm Tế với diện tích gần 8000m2 cũng là vườn tháp đẹp và lớn bậc nhất tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Vườn tháp này được bắt đầu xây lần lượt từ khoảng 300 năm trước, bắt đầu kể từ khi sư tổ viên tịch (chính danh trước khi tu hành của cụ là Phạm Kim Hưng). Đặc biệt, có ngôi tháp an táng tới 26 nhà sư, đây là những nhà sư là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, khi sống gắn bó với nhau nên khi qua đời vẫn muốn được nằm cạnh nhau…

Vũ Lâm (thực hiện)

can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu Yên Tử - Hành trình trở về chính mình
can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa Sài Gòn
can nhat viec hai hoa giua tin nguong va bao ve an ninh trat tu Phật tử gần 100 quốc gia sẽ tham dự Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.