Chiếc ô và đạo kinh doanh

12:41 | 01/05/2019

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Hồ Tuyết Nham (1823-1885) là một doanh nhân “huyền thoại” trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc, để lại cho đời những triết lý sâu sắc về “đạo kinh doanh”.
chiec o va dao kinh doanh

Một hôm, một thương nhân đến gặp Hồ Tuyết Nham nói bị thua lỗ nặng nề, muốn bán toàn bộ tài sản với giá thấp. Hồ Tuyết Nham hẹn hôm sau gặp lại và giao cấp dưới đi thám thính tình hình. Sau khi biết sự thực đúng như thế, Hồ Tuyết Nham lệnh chuẩn bị tiền, sẵn sàng giao dịch.

Khi vị thương nhân đến, Hồ Tuyết Nham cho biết, ông đồng ý mua hết gia sản theo giá thị trường, cao hơn giá vị thương nhân đưa ra. Vị thương nhân rất đỗi kinh ngạc. Hồ Tuyết Nham nói, ông chỉ tạm thời giúp bảo quản số tài sản đó thôi, khi nào khó khăn qua đi thì sẽ bán lại cho vị thương nhân với một chút tiền lãi.

Cấp dưới phản đối, cho rằng “mỡ đến miệng mèo” sao không ăn? Hồ Tuyết Nham bình thản kể: Khi ông còn bé, một hôm đang đi thì gặp mưa, có một người đi cùng đường quần áo ướt hết, ông cho người kia đi nhờ ô. Sau đó, khi đi dưới mưa, nếu thấy ai không mang ô, ông đều cho họ đi cùng. Dần dà, nhiều người biết tới ông. Vì thế, nếu ông quên mang ô, dù trời mưa cũng không sao, bởi rất nhiều người mà ông từng giúp sẽ cho ông đi cùng. Vị thương nhân khốn khổ kia cũng thế thôi, sản nghiệp mấy đời tích cóp, nếu ông mua giá rẻ, sẽ kiếm được món hời, nhưng người ta cả đời sẽ không ngóc đầu lên nổi. Đó không phải đầu tư đơn thuần mà là giúp người khác khi khó khăn

Lời bàn:

Ai cũng có lúc không mang ô trong ngày mưa. Nếu khả năng nằm trong tầm tay, hãy chìa ô ra che cho họ! Sự tử tế chính là đối xử tốt với mọi thứ trong cuộc sống và đừng bao giờ khát khao sự ích kỷ. Đơn giản vậy thôi.

Diệu Linh

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]