VĐV Olympic phàn nàn về trở ngại cho con bú tại Thế vận hội Tokyo

03:07 | 27/07/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Vận động viên bơi nghệ thuật người Tây Ban Nha - Ona Carbonell muốn đưa con trai đến Olympic Tokyo để có thể tiếp tục cho con bú. Hiện tại cô đang lên tiếng vì những quy định nặng nề do chính phủ Nhật Bản đặt ra khiến việc cho con bú ở Thế vận hội của cô trở nên nguy hiểm và không thực tế.

Carbonell đã đăng 1 video lên Instagram để diễn tả sự thất vọng mà các vận động viên đang trong thời gian cho con bú phải đối mặt ở Thế vận hội Olympic. Trong video, cô nói (bằng tiếng Tây Ban Nha) về những nguyên tắc mà cô phải tuân theo để cho con trai Kai của mình bú sữa mẹ trong Thế vận hội. Kai chỉ mới gần 1 tuổi và phải ở trong khách sạn. Cô còn nói thêm: “Bạn trai và con trai tôi không được phép ra khỏi phòng khách sạn trong vòng 20 ngày tôi ở Tokyo”.

Carbonell không chỉ lo lắng về việc con trai bị ở phòng khách sạn trong vòng 3 tuần mà còn lo sợ về sức khỏe của đồng đội. Cô chia sẻ: “Đối với tôi, để có thể đến và cho Kai bú mọi lúc con cần trong ngày, tôi sẽ phải rời Olympic Village, và điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả đội”.

VĐV Olympic phàn nàn về trở ngại cho con bú tại Thế vận hội Tokyo
https://dulich.petrotimes.vn/

“Cá nhân tôi không thể chấp nhận những điều kiện này” - cô nói, và thêm rằng sẽ dùng máy hút sữa ở Thế vận hội. Nhiều các bà mẹ đang làm việc cũng có thể đồng cảm về những khó khăn trong sự cân bằng giữa việc cho con bú và những đòi hỏi công việc.

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nó còn có mối liên hệ tích cực tới việc cải thiện sự phát triển của trẻ, năng suất quốc gia và sự bền vững môi trường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tạo ra 1 số điều luật khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 2 năm.

Ở Hoa Kỳ, theo Bộ Lao động: Luật liên bang yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp thời gian nghỉ hợp lý cho nhân viên để vắt sữa nuôi con trong vòng 1 năm sau khi sinh mỗi khi nhân viên đó cần vắt sữa. Người sử dụng lao động cũng cần cung cấp không gian (ngoài phòng vệ sinh) được che chắn khỏi tầm nhìn và sự xâm phạm bởi đồng nghiệp hay người khác, nơi mà nhân viên có thể vào để vắt sữa 1 cách kín đáo.

Dù đã có những quy định như vậy nhưng có rất nhiều phụ nữ phải đối mặt với thực tế như Carbornell. Họ cảm thấy áp lực khi phải lựa chọn giữa công việc và cho con bú. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 20% phụ nữ ngừng cho con bú vì lí do phải quay lại công việc hoặc trường học.

Vận động viên Olympic phàn nàn về những trở ngại như cho con bú tại Thế vận hội Tokyo
https://dulich.petrotimes.vn/

Đã có một số quy định yêu cầu hỗ trợ máy vắt sữa ở nơi làm việc, nhưng trên thực tế, có rất ít nơi thực hiện được điều này. Những nhân viên đang trong thời gian cho con bú cho biết rằng họ đang thiếu sự giúp đỡ từ người sử dụng lao động. Ví dụ như việc đối mặt với những kỳ thị khi nghỉ quá nhiều hay bị các đồng nghiệp trêu chọc.

Tờ Washington Post đã đưa tin về câu chuyện của một người phụ nữ đến từ công ty khởi nghiệp công nghệ Thung lũng Sillicon. Cô cho biết: “Giám đốc điều hành công ty đã từng cảnh cáo tôi khi tôi chuẩn bị hút sữa và hát cho mọi người nghe một bài hát ngắn”. Một người phụ nữ khác cũng kể lại trong bức xúc rằng cô ấy không được phép rời khỏi phòng họp để vắt sữa. Sau đó sữa bắt đầu thấm qua áo sơ mi của cô và cuối cùng cô đã xin nghỉ việc.

Những nghiên cứu về việc nuôi con bằng sữa mẹ càng cho thấy nhiều bằng chứng hơn về thái độ tiêu cực của mọi người đối với điều này. Đặc biệt mọi người dường như cảm thấy khó chịu nhất về việc cho con bú nơi công cộng, kéo dài thời gian cho con bú hơn 1 năm hay vắt sữa nơi làm việc. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phản ứng của công chúng thường là chỉ trích người phụ nữ - người rất cần thời gian để vắt sữa cho con ở nơi làm việc. Họ buồn bã kết luận: “Trải nghiệm bị kì thị có thể không còn khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nữa và họ dừng việc cho con bú vì sức khỏe của cả 2 mẹ con”.

Carbonell nói rằng cô sẽ dùng máy vắt sữa ở Tokyo và mong rằng Kai vẫn tiếp tục thích bú sữa mẹ khi cô về nhà. Mục đích của cô khi nêu lên vấn đề này là muốn nâng cao nhận thức của mọi người. Cô hi vọng rằng video này có thể giúp các vận động viên khác cũng đang gặp khó khăn về vấn đề cho con bú và có thể bình thường hóa điều mà hiện nay được cho là không bình thường này.

Vận động viên Olympic phàn nàn về những trở ngại như cho con bú tại Thế vận hội Tokyo
https://dulich.petrotimes.vn/

Xóa bỏ những kì thị về việc cho con bú là cách duy nhất hiện tại có thể thực hiện nếu chúng ta muốn phụ nữ vừa có thể cho con bú vừa theo đuổi sự nghiệp. Với sự theo dõi của cả thế giới, Thế vận hội Olympic sẽ là một cơ hội hoàn hảo để bình thường hóa hành động này.

https://dulich.petrotimes.vn/

Phương Linh

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]