5 cách ăn rau muống sai lầm, dễ rước bệnh vào thân

11:14 | 12/11/2020

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Rau muống là loại rau quen thuộc với mỗi bữa ăn gia đình. Nhưng ít ai biết rằng, loại rau lành tính và giàu dinh dưỡng này nếu không được chế biến đúng cách sẽ đem lại nguy hại khôn lường.

Theo y học cổ truyền, rau muống là thực phẩm có tính mát, mang tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Trong những bài thuốc dân gian, người xưa còn dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp.

Trong 100 g rau muống có chứa tới 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.

Với giá thành rẻ lại giàu dinh dưỡng, rau muống là loại thực phẩm mà nhiều bà nội trợ lựa chọn cho những bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, loại rau này cũng có thể gây ra ngộ độc, gây hại trầm trọng cho sức khỏe của bạn:

1. Ăn rau muống sống

5 cách ăn rau muống sai lầm, dễ rước bệnh vào thân

Ngọn hoặc thân rau muống sống được chế biến để làm gỏi, làm rau sống ăn kèm, là món ăn mà nhiều người yêu thích. Nhưng tương tự như nhiều loại rau sống khác, rau muống cũng cần phải được sơ chế kĩ trước khi sử dụng. Do có nguồn gốc là cây thuỷ sinh, trong rau muống thường chứa sán lá và nhiều ký sinh trùng, trong đó điển hình là ký sinh trùng sán lá Fasciolopsis buski, có thể gây ra triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, dị ứng, ngộ độc thực phẩm... nếu không được sơ chế cẩn thận.

Do đó, trước khi sử dụng bạn nên đảm bảo được nguồn gốc tươi sạch của loại rau, đồng thời, cần sơ chế kĩ lưỡng trước khi sử dụng trực tiếp mà không nấu chín, đun sôi.

2. Không ăn rau muống khi có những vết thương hở

Trong rau muống có chất madecassol làm thúc đẩy quá trình phát triển xơ. Do đó, nếu bạn đang có vết thương hở trên da thì không nên ăn rau muống vì chúng kích sẽ thích sinh tế bào gây sẹo, giảm khả năng liền sẹo, gây ngứa quanh vết thương.

Đặc biệt với những người có cơ địa sẹo lồi, khi ăn rau muống vết sẹo sẽ càng lồi to hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn rau muống khi vết thương trên da đã lành hẳn thôi nhé.

5 cách ăn rau muống sai lầm, dễ rước bệnh vào thân

3. Ăn rau muống trái mùa

Các cụ ngày xưa vẫn có câu "mùa nào thức nấy", cho nên việc lựa chọn rau quả trái mùa đều không thực sự tốt. Mùa rau muống là thường là vụ hè, nhưng hiện nay rau muống được trồng quanh năm ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Ở nhiều nơi, rau muống được phun thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để có hình thức đẹp dù trái mùa vụ, tiềm ẩn nguy cơ khôn lường cho người tiêu dùng.

Nếu vô tình ăn phải rau muống có chứa hóa chất độc hại có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh...

5 cách ăn rau muống sai lầm, dễ rước bệnh vào thân

4. Đậy vung nồi khi luộc rau

Đậy vung nồi khi luộc rau là thói quen của nhiều người nội trợ, tuy nhiên, điều này là không nên. Khi luộc rau muống hay bất kỳ loại rau nào bạn nên mở vung nồi bởi điều này sẽ làm cho các hóa chất có trong rau thoát ra ngoài phòng ngừa ngộ độc, nhiễm bệnh cho đại gia đình. Mẹo nhỏ này còn giúp cho màu rau luộc của bạn xanh hơn, ngon mắt hơn nữa.

5. Không ăn rau muống khi bị mắc bệnh viêm khớp, gout hoặc sỏi thận

Rau muống là loại rau giàu chất dinh dưỡng và độ đạm cao, tuy nhiên không phù hợp với những bệnh nhân điều trị bệnh gout, viêm khớp. Nếu không sẽ khiến những cơn đau thêm trầm trọng, làm bạn càng thêm khó chịu và mệt mỏi hơn.

Bên cạnh đó rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao, nếu người sỏi thận ăn loại rau này thường xuyên cơ thể sẽ hấp thu chất này gây kết tủa ở thận và hình thành sỏi thận.

https://dulich.petrotimes.vn/

Vân Anh

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]