Biết "rít" lên khi cần
![]() |
![]() |
![]() |
Ngày xưa, có một con rắn hổ mang sống ở một ngôi làng. Nó đã cắn chết rất nhiều người dân trong làng và làm bao người khổ sở vì nó. Dân làng bèn đến ngôi đình để cầu xin vị thần tối cao cứu giúp. Vị thần cho gọi con rắn hổ mang đến và ra lệnh cho nó không được cắn người nữa. Con rắn lập tức nghe lời.
Thế nhưng, từ khi con rắn đã trở nên vô hại, dân làng lại bắt đầu chọc phá nó. Một vài đứa trẻ nghịch ngợm còn ném đá vào nó. Một thời gian sau, con rắn tìm đến vị thần tối cao than phiền về nỗi bực dọc của mình.
Vị thần tỏ ra thông cảm với nó rồi nói…
“Từ đây, ngươi có thể trừng trị những kẻ chọc phá quá đáng bằng nọc độc của mình. Nhưng trước khi cắn bất kỳ ai, ngươi hãy rít lên và bạnh cổ ra để báo cho họ biết mà kịp thời dừng cách ứng xử ngu ngốc của họ lại và tránh ra xa.” Đôi khi, chúng ta thể hiện sự tức giận của mình dù trong thâm tâm, ta không thực sự giận dữ. Ví dụ dễ hiểu nhất là cách các bậc phụ huynh dạy con: có thể họ tỏ ra giận dữ, thậm chí đánh đòn bọn trẻ nhưng thực lòng, họ lại không tức giận hoặc ghét bỏ gì chúng. Đó là cách răn dạy để bọn trẻ không tái phạm lần sau.
Diệu Linh
- Nhiều bãi biển tại Thanh Hóa "thất thủ" dịp nghỉ lễ
- Háo hức "check-in" cánh đồng hoa hướng dương bên sông Sài Gòn
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Khai mạc Hội hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hành tinh xanh”
- "Đoàn tàu mùa xuân" sẽ chạy xuyên Tết Ất Tỵ
- Quảng Nam: Ngắm đôi linh vật rắn sắc sảo, ánh vàng rực rỡ vừa được "trình làng"