Bỏ sở đoản, lấy sở trường
![]() |
Lúc ông chủ bảo quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà vẫn không sạch. Ông mắng thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm:
“Ông quét giỏi thì ông phiền tôi làm gì!”.
Khi ông đi vắng, sai nó chực ngoài cửa, nhưng dù khách quen đến nó cũng chẳng nhớ được tên ai. Hỏi thì nó nói:
“Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy mà lắm râu. Người ấy trẻ nhưng đen. Người ấy lụ khụ chống gậy ...”.
Ngoài sân có mấy cây liễu mới trồng. Ông chủ sợ trẻ con đến nghịch hỏng, sai nó trông nom, giữ gìn. Đến lúc vào ăn cơm thì nó nhổ cây lên cất đi một chỗ. Nhà có cái ghế gãy chân, ông chủ sai đi chặt cành cây có chạc để chữa, nó cầm dao đi khắp vườn, chạy về nói:
“Cành cây có chạc đều chĩa lên trời cả, không có chạc nào chúc xuống đất”, khiến cả nhà phải phì cười...Có nhiều chuyện nó làm đều đáng cười như thế. Nhưng ông chủ vẫn nuôi nó, không đuổi nó. Ông chủ là người vẽ giỏi, viết đẹp. Một hôm, ông hòa mực để vẽ. Thấy nó đứng gần, hỏi đùa: “Mày có vẽ được không?”.
Nó đáp: “Khó gì mà không vẽ được”.
Ông bảo vẽ, thì nó vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần..., như người đã biết vẽ từ lâu. Ông chủ thử luôn mấy lần, lần nào nó vẽ cũng được như ý. Tự bấy giờ, ông chủ luôn cùng nó vẽ tranh, viết chữ, không lúc nào là rời xa nó nữa. Sau này, gia nhân gàn dở trở thành danh họa.
Lời bàn: Gỗ mục ruỗng, người kiếm củi vẫn nhặt. Đá xấu vỡ, thợ ngọc vẫn dùng. Trong trời đất không có gì bỏ đi, huống chi con người tinh khôn hơn vạn vật lại không có được một điều gì khả dĩ? Bỏ sở đoản, lấy sở trường, đó chính là thuật dụng nhân vậy. |
Diệu Linh
- Háo hức "check-in" cánh đồng hoa hướng dương bên sông Sài Gòn
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Khai mạc Hội hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hành tinh xanh”
- "Đoàn tàu mùa xuân" sẽ chạy xuyên Tết Ất Tỵ
- Quảng Nam: Ngắm đôi linh vật rắn sắc sảo, ánh vàng rực rỡ vừa được "trình làng"
- "Thủ phủ" hoa cúc miền Trung rộn ràng những ngày giáp Tết