Các cách tăng chiều cao cho tuổi dậy thì

01:05 | 22/01/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Tuổi dậy thì chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về chiều cao của cả nam lẫn nữ, hãy cùng điểm qua các cách tăng chiều cao để có thể tận dụng tối đa giai đoạn này.

Cơ thể con người có 3 giai đoạn phát triển chiều cao chính bao gồm: giai đoạn trong bào thai, giai đoạn sơ sinh và giai đoạn dậy thì. Mặc dù di truyền là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển chiều cao, nhưng không phải là tất cả.

Hiện nay, con người có thể tận dụng tối đa các cách tăng chiều cao trong tuổi dậy thì, ngay cả khi gia đình có chiều cao khiêm tốn.

1. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ dinh dưỡng chiếm tới 1/3 trong việc phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Cơ thể con người trong thời kỳ này cần khoảng 2.200 đến 2.400 calo để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bởi tuổi dậy thì phát triển mạnh cả về hệ thần kinh lẫn hay đổi nội tiết trong cơ thể.

Các chất dinh dưỡng cần có nhằm phát triển chiều cao tối đa:

- Canxi: Canxi là nhân tố quyết định đến chất lượng xương khớp. Do đó giai đoạn dậy thì bạn nên bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại rau có màu xanh đậm, hải sản, trái cây... hoặc đơn giản nhất là uống sữa mỗi ngày.

- Sắt: Loại này có nhiều trong thịt, cá, rau có màu xanh đậm. Có thể thể bổ sung mỗi ngày 18mg, đặc biệt với phái nữ có thể tăng thêm mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt.

- Vitamin: Đây là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của con ở tuổi dậy thì. Hãy cung cấp cho cơ thể vitamin nhóm A, B, C, D,…có trong rau xanh, trái cây. Vitamin sẽ hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể tốt hơn, giúp các cơ quan hoạt động năng suất, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Mỗi ngày nên cung cấp từ 300mg đến 500mg vitamin các loại.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp dù ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, sinh hoạt bình thường nhưng chiều cao vẫn không thay đổi. Trường hợp này có thể đang mắc chứng chậm hấp thu, bạn nên đưa đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để có hướng điều trị phù hợp.

2. Ngủ đủ giấc và ngủ trước 23h

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể ngay từ giai đoạn sơ sinh. Đến độ tuổi dậy thì, việc ngủ đủ giấc còn giúp bạn phát triển chiều cao tự nhiên, an toàn. Do đó, mọi người nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ, trước 23 giờ mỗi ngày.

Chắc hẳn nhiều người vẫn không biết hormone tăng trưởng (GH) hình thành do đâu, thật ra nó được giải phóng nhiều nhất là trong khi ngủ. Nếu ngủ đủ và sâu giấc cơ thể có thể sản sinh ra hormone GH gấp 4 lần bình thường.

Thời gian ngủ cho tuổi dậy thì (13 đến 18 tuổi) nên là 8 đến 10 giờ mỗi ngày (tính cả giấc ngủ trưa).

3. Uống đủ nước hàng ngày

Muốn tăng chiều cao ở tuổi dậy thì bạn không thể nào bỏ qua việc uống nước. Nước chiếm đến 70% trọng lượng trong cơ thể, thức uống không mùi vị này có thể giúp cơ thể đào thải độc tố, tiêu hóa tốt, đồng thời tăng cường trao đổi chất. Nhờ thế, cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh, tạo điều kiện tăng trưởng chiều cao.

Lượng nước cần nạp trong ngày là 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi người. Tuy nhiên, bạn hãy dựa vào cơ địa thực tế của mình mà uống đủ lượng nước cần thiết. Ngoài ra, bạn hoàn toàn cung cấp thêm nước qua việc sử dụng nước ép trái cây hoặc ăn các loại rau, củ, quả nhiều nước như cam, bưởi, quýt,…

Cần hạn chế cho con uống các loại nước có ga, nước ngọt,…những loại nước này có lượng đường hóa học khá cao, không tốt cho sự phát triển chiều cao.

Các cách tăng chiều cao cho tuổi dậy thì
Ảnh minh họa

4. Vận động thể dục, thể thao

Tham gia các hoạt động thể chất là biện pháp tăng chiều cao an toàn và hiệu quả cho tuổi dậy thì. Không những giúp xương phát triển khỏe mạnh, việc luyện tập thể thao hàng ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho sức khỏe.

Các bộ môn phù hợp để phát triển chiều cao là bơi lội, bóng rổ, xà đơn và đạp xe đạp.

5. Phẫu thuật kéo dài chân

Phẫu thuật kéo dài chân là biện pháp tăng chiều cao nhanh nhất ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng đối với những đối tượng có khuyết tật hay gặp những vấn đề về cơ thể khiến bản thân không tự phát triển được chiều cao.

Phương pháp này được thực hiện dựa trên biện pháp cố định xương chân bằng khung kim loại, liên kết với các khớp xương khác để nối dài chân. Thông thường cơ thể sau 1 tuần sẽ quen với sự có mặt của “xương giả”, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành định hình bằng cách vặn đai ốc để kéo rời các vết cắt xương từ 0,75mm – 1mm, chia đều từ 3 – 4 lần/ ngày.

Trong quá trình kéo giãn đó, các sợi mô sẽ mọc dần và nối hai đầu xương lại với nhau. Phẫu thuật cần thời gian hồi phục, và tất nhiên sẽ có đau nhức nên mọi hoạt động đều phải vô cùng thận trọng.

Vân Anh

https://dulich.petrotimes.vn

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]