Chất Ethylene oxide (EO) trong mì ăn liền là chất gì?

17:41 | 03/09/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Ethylene oxide (hay còn gọi là oxiran và epoxit) là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C2H4O, thường được tìm thấy ở dạng khí không màu và rất dễ cháy.
Ăn đúng cách giúp người cao tuổi sống khỏe hơn trong mùa dịchĂn đúng cách giúp người cao tuổi sống khỏe hơn trong mùa dịch
Chăm sóc sức khỏe trí não “hậu COVID-19”Chăm sóc sức khỏe trí não “hậu COVID-19”
Chất Ethylene oxide (EO) trong mì ăn liền là chất gì?
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/

Tại châu Âu, Ethylene oxide được xếp nhóm các sản phẩm thuốc trừ sâu, bị cấm dùng trong thực phẩm. Chất Ethylene oxide thường được sử dụng làm hóa chất trung gian trong sản xuất ethylene glycol (chất chống đông), hàng dệt, chất tẩy rửa, bọt polyurethane, dung môi, thuốc, chất kết dính, nguyên liệu cho sản xuất nhựa Polyethylene terephthalate (PET) và các sản phẩm khác.

Ngoài ra, Ethylene oxide còn được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng có hiệu quả cao, được phép sử dụng ở nhiều quốc gia cho mục đích kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử khuẩn thực phẩm.

Theo các nghiên cứu, việc tiêu thụ các sản phẩm nhiễm Ethylene oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe, nhưng có thể gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài.

Cụ thể, chất này khi nhiễm vào cơ thể, sẽ làm rối loạn cấu trúc của đại phân tử protein và ADN, từ đó tạo nên chất gây ung thư cơ bản.

Như vậy có thể thấy, chất Ethylene oxide vẫn có thể được phép xuất hiện trong thực phẩm và do có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người sử dụng nên mỗi quốc gia đặt ra ngưỡng cụ thể. Ngưỡng này được xác định dựa trên căn cứ là tác động của Ethylene oxide đến sức khỏe người sử dụng và tác động của các yếu tố bên ngoài như: điều kiện thời tiết, môi trường, nấm, mốc, virus, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người nếu không sử dụng Ethylene oxide.

Ví dụ như tại Việt Nam hay các nước Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm ẩm dễ sinh nấm mốc, vi khuẩn nên Ethylene oxide không được đưa vào danh mục chất cấm. Tại một số nước châu Âu thì ngược lại.

Theo các chuyên gia, nếu mì tôm chứa Ethylene oxide thì nguyên nhân có thể nằm ở nguyên liệu. Vùng nguyên liệu khác nhau thì hàm lượng Ethylene oxide trong thực phẩm khác nhau. Theo tính toán, giả sử theo cảnh báo của Ireland, các sản phẩm bị kể tên có hàm lượng Ethylene oxide là 0,066mg/kg, thì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe từ mì tôm, 1 người phải ăn tối thiểu 2 ngày 1 gói mì tôm trong suốt cả cuộc đời. Xác suất mắc bệnh từ nguyên nhân này là 1/100.000 người. Tuy nhiên, nếu nấu chín mì tôm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất thì hàm lượng Ethylene oxide sẽ bay hơi 90%, chỉ còn 10%, tức là để mắc bệnh từ nguyên nhân này, người dùng phải sử dụng lượng mì tôm lớn hơn nhiều và cũng kéo dài liên tục suốt cả cuộc đời.

https://dulich.petrotimes.vn/

K.Anh (T/h)

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]