Chuyện chưa kể về ông tổ ‘vũ khí’ giúp An Dương Vương đánh đuổi quân xâm lược

01:04 | 09/12/2019

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Cao Lỗ vốn là vị tướng nổi tiếng dưới thời An Dương Vương. Chắc hẳn ai cũng biết đến truyền thuyết Mỵ Châu- Trọng Thủy thì đều biết đến nỏ thần- thứ vũ khí giúp An Dương Vương đánh đuổi quân xâm lược. Ngày nay, tại thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đền thờ tướng Cao Lỗ được nhân dân hương khói quanh năm để tướng nhớ đến công ơn của ông.  
chuyen chua ke ve ong to vu khi giup an duong vuong danh duoi quan xam luocKhám phá tòa thành “Thành Cổ Loa” có niên đại cổ nhất ở Việt Nam

Tướng quân Cao Lỗ hay còn được nhân dân phong là Ông Nỏ hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần là một vị tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Tương truyền ông chính là người khuyên Thục Phán An Dương Vương dời đô từ Phong Châu – một vùng bán sơn địa xuống Phong Khê một vùng đồng bằng trù phú, được Thục Phán An Dương Vương giao thiết kế, chỉ huy xây dựng thành Cổ Loa – một tòa thành cổ xưa nhất, quy mô nhất, sáng tạo và độc đáo nhất của người Việt cổ.

Ông cũng chính là người chế tạo ra nỏ thần liên châu hay còn được gọi là “Linh Quang Thần Cơ” – một loại nỏ với mũi tên bằng đồng 3 cạnh có tính xát thương cao, mà mỗi lần bắn được nhiều phát. Lịch sử ghi lại rằng, nỏ liên châu chính là thứ vũ khí thể hiện tính sáng tạo của người Việt cổ và trở thành thứ vũ khí thần dũng nhất của Âu Lạc thời bấy giờ.

chuyen chua ke ve ong to vu khi giup an duong vuong danh duoi quan xam luoc

Sau khi chế tạo ra nỏ thần liên châu, tướng Cao Lỗ lại huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn, vua An Dương Vương thường đến xem tập bắn trên “Ngự xa đài”. Tương truyền khi Triệu Đà xua quân xâm lược Âu Lạc lần đầu tiên, quân Triệu bị các tay nỏ bắn chết vô số, buộc phải lui quân rồi thốt lên là nỏ thần mà không dám đến gần.

chuyen chua ke ve ong to vu khi giup an duong vuong danh duoi quan xam luoc

Khi Triệu Đà lập xảo kế kết thông gia để do thám bí mật quân sự của thành Cổ Loa, tướng quân Cao Lỗ nhiều lần khuyên Thục Phán An Dương Vương không nhận nhưng vì thương con gái Mỵ Châu đã đem lòng yêu Trọng Thủy nên Thục Phán không nghe lại còn nghe lời dèm pha mà dần xa lánh ông. Do đó, Cao Lỗ buồn nên đã tìm về Nho Lâm sống ẩn dật và tìm ra mỏ quặng, luyện sắt trở thành ông Tổ nghề rèn.

Khi quân của Triệu Đà đến đánh, Vua Thục thua bỏ chạy, Cao Lỗ đã cùng em là Cao Tú ra ứng cứu. Nhưng thế giặc khi ấy quá mạnh, có truyền thuyết kể lại rằng, ông đã bị tử trận khi đến cứu Vua Thục.

Có thể thấy, những truyền thuyết mà chúng ta được đọc trong sách giáo khoa về việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa hay mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy không nói nhiều đến tướng quân Cao Lỗ, nhưng bóng dáng của ông luôn ẩn hiện xuyên suốt những truyền thuyết này.

Hiện nay, những di sản vật thể hay phi vật thể mà chúng ta còn được thấy trong thời kỳ nhà nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương còn tồn tại ở thành Cổ Loa luôn mang bóng dáng của ông.

Qua những thông tin từ truyền thuyết, từ tài liệu lịch sử và hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia như lẫy nỏ, mũi tên đồng… được phát hiện tuy số lượng không nhiều nhưng đã cho thấy việc chế tạo thành công và sử dụng có hiệu quả nỏ “liên châu” là một trong những cống hiến lớn nhất của danh tướng Cao Lỗ trong sự nghiệp giữ nước thời An Dương Vương.

Với tấm lòng tôn kính của người đời sau dành cho tướng quân Cao Lỗ, ngay tại thành Cổ Loa, từ lâu người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ đến ông. Đền thờ nhỏ, có dựng tượng Cao Lỗ bắn nỏ giữa ao nước trước đền.

Đặc biệt, đền thờ tướng Cao Lỗ chỉ cách Đền thờ An Dương Vương khoảng 150m. Đây cũng là địa chỉ được nhiều du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm.

https://dulich.petrotimes.vn/

Thúy An (t/h)

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]