Đầu năm vãn cảnh chùa Tây Phương

16:52 | 09/02/2019

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Những ngày đầu năm, lượng du khách đổ về chùa Tây Phương đi lễ khá đông, có những lúc lối lên chùa ùn tắc cục bộ khi có người dừng lại, nghỉ giữa đường...

Nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa, là đến di tích. Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là Di tích quốc gia đặc biệt của thủ đô Hà Nội và từng được tác gia Huy Cận miêu tả trong bài thơ "Các vị la hán chùa Tây Phương".

dau nam van canh chua tay phuong
Lễ hội chùa Tây Phương sẽ diễn ra vào ngày 6/3 âm lịch. Nhưng trước đó, hàng nghìn lượt du khách đã đổ về chùa để đi lễ...

Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu, đột khởi giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông. Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm các hạng mục sau: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách.

Mặc dù chưa đến ngày hội chùa Tây Phương, nhưng trong những ngày đầu năm, lượng du khách đổ về chùa, đi lễ khá đông. Có những lúc, lối lên chùa ùn tắc cục bộ do có người dừng chân, nghỉ giữa đường...

Một số hình ảnh tại chùa Tây Phương những ngày đầu năm:

dau nam van canh chua tay phuong
Để tham quan, vãn cảnh hoặc lên xin lễ, du khách phải mua vé lên chùa. Mệnh giá vé là 10.000đ/người.
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
Từ chân núi, phải trải qua 239 bậc lát đá ong thì mới đến đỉnh núi và cổng chùa.
dau nam van canh chua tay phuong
Dọc theo lối lên, có những ông đồ với bút lông và giấy đỏ viết chữ phục vụ du khách. Nhiều du khách tận dụng thời gian khi thầy đồ viết thư pháp để dừng nghỉ.
dau nam van canh chua tay phuong
Nhiều đồ lưu niệm cũng được bày bán dọc hai bên lối lên chùa.
dau nam van canh chua tay phuong
Rất đông du khách lên chùa ngày mùng 4 tết.
dau nam van canh chua tay phuong
Du khách dừng chân, thắp hương...
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm.
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
Người dân thành tâm lễ Phật những ngày đầu năm.
dau nam van canh chua tay phuong
Một trong số các vị La hán ở chùa Tây Phương.
dau nam van canh chua tay phuong
Điểm nhấn của Tây Phương đối với du khách là hệ thống tượng pháp, với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo.
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
chùa tây phương
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
dau nam van canh chua tay phuong
Thành tâm xin lễ tại nhà thờ Tổ Mẫu...
dau nam van canh chua tay phuong
Bên trong Nhà thờ Tổ Mẫu.

L.Hoa

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]