Hang Cẩu Quây - Sửng sốt "Thiên Cung trên núi" hồ Thác Bà

14:00 | 06/09/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Hang Cẩu Quây hay còn gọi hang “chín sọt” ở xã Xuân Long, huyện Yên Bình (Yên Bái) là hang động còn nguyên nét hoang sơ của tự nhiên và đặc biệt mang nhiều nét kỳ vĩ, độc đáo, hệt như một "phiên bản trên núi" của động Thiên Cung (Hạ Long, Quảng Ninh).
Vẻ đẹp hoang sơ của hồ Noong U, huyện Điện Biên ĐôngVẻ đẹp hoang sơ của hồ Noong U, huyện Điện Biên Đông
Khám phá Nặm Đăm Hà Giang - Điểm du lịch mới nổiKhám phá Nặm Đăm Hà Giang - Điểm du lịch mới nổi
Hang Cẩu Quây - Sửng sốt

Người ta thường bảo đến Yên Bái mà chưa đến hồ Thác Bà thì coi như chưa đến Yên Bái. Đến hồ Thác Bà mà không khám phá hết những gì liên quan đến hồ thì lại càng uổng công. Vùng hồ Thác vốn nổi tiếng với vẻ đẹp của trên 1.300 đảo hồ lớn nhỏ, với động Thủy Tiên, Nhà máy thủy điện Thác Bà, trải nghiệm du lịch văn hóa cộng đồng đậm bản sắc đồng bào Tày, Dao ven hồ hay tham quan những bè cá, khám phá động Xuân Long. Tuy nhiên, chưa đến được hang Cẩu Quây thì quả là thiếu sót.

Từ thành phố Yên Bái muốn đến được hang Cẩu Quây, du khách sẽ đi thuyền máy, ca nô trên hồ Thác Bà khoảng 2,5 giờ đồng hồ. Hang Cẩu Quây dù mới đưa vào khai thác nhưng đã thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Hang Cẩu Quây - Sửng sốt
Hang Cẩu Quây - Sửng sốt
Cửa hang nóng
Hang Cẩu Quây - Sửng sốt
Cửa hang lạnh
Hang Cẩu Quây - Sửng sốt
Hang Cẩu Quây - sửng sốt "Thiên Cung trên núi" hồ Thác Bà
Những bức rèm nhũ đá trong hang Cẩu Quây
Hang Cẩu Quây - sửng sốt "Thiên Cung trên núi" hồ Thác Bà
Và đây là hai bức ảnh về nhũ đá trong động Thiên Cung (Quảng Ninh). Thực sự nếu không có trải nghiệm, du khách sẽ dễ dàng nghĩ đây là của cùng một hang động.
Hang Cẩu Quây - sửng sốt "Thiên Cung trên núi" hồ Thác Bà
Nhũ đá trong hang Cẩu Quây đẹp không kém gì trong động Thiên Cung.

Theo bà Hà Thị Thuận - người được chính quyền địa phương giao nhiệm vụ trông coi và quản lý hang Cẩu Quây khoảng 5 năm nay thì hang đã được nhân dân phát hiện cách đây khoảng gần một thế kỷ. Khi đó có một đoàn người đi bè nứa kéo gỗ qua thì bị dòng nước cuốn, trôi vào khu rừng núi này. Lo lắng không biết nghỉ qua đêm bằng cách nào, họ tìm thấy một cửa hang và qua đêm ở đó. Sau này có thời gian, họ quay lại tìm hiểu và phát hiện hang rất sâu và rộng, nhiều ngóc ngách, mỗi ngách giống như một cái sọt đựng nên họ đã đặt tên hang là Cẩu Quây (Chín sọt).

Điều đặc biệt là lối vào hang có hai cửa, cửa bên phải vào chia làm 3 ngách gọi là cửa nóng, cửa bên trái duy nhất một ngách gọi là cửa lạnh. "Sở dĩ gọi cửa nóng, cửa lạnh bởi vì khi bước vào cửa bên phải du khách cảm nhận được hơi ấm rõ rệt của đất trời. Nhưng khi bước vào cửa lạnh sẽ cảm thấy nhiệt độ giảm sâu, hơi mát từ trong hang thổi ra lành lạnh, mát rượi” - bà Thuận cho biết.

https://dulich.petrotimes.vn/

Báo Yên Bái

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]