Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng - “Vàng xanh” của núi rừng

09:20 | 16/03/2022

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn lưng chừng núi Pu Ta Leng là những thân cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đây là món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Lai Châu.
Lung linh “biển mây” Mường HoaLung linh “biển mây” Mường Hoa
Núi lửa Chư Bluk - Địa điểm trekking hấp dẫn của giới trẻNúi lửa Chư Bluk - Địa điểm trekking hấp dẫn của giới trẻ
Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Đồng chí Trần Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khảo sát cây chè cổ trong rừng nguyên sinh trên đường đi Pu Ta Leng.

Dọc tuyến đường khám phá, chinh phục đỉnh Pu Ta Leng, du khách không khỏi ngỡ ngàng với những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Xen lẫn cây chè cổ thụ là những cây gỗ lớn phủ đầy rêu xanh. Thân cây chè cổ cũng mốc thếch, có tuổi thọ hàng trăm năm và lớn bằng vòng tay người lớn. Anh Giàng A Chư - một người chuyên dẫn khách leo núi (poster) chia sẻ, rừng chè này các cụ trong bản Mông ở xã Tả Lèng bảo, nó có hàng trăm năm rồi. Mỗi khi đi rừng mệt, bà con chỉ cần hái nắm chè cho vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút rồi uống, bao mệt mỏi tan biến. Chúng tôi quý cây chè như vàng nên hay gọi đó là “Vàng xanh” của núi rừng.

Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Trong cánh rừng nguyên sinh này có những cây chè tuổi đời hàng trăm năm.
Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Đoàn khảo sát chụp ảnh tại một cây chè cổ bắc ngang dòng suối.

Theo thống kê, tại huyện Tam Đường cây chè cổ thụ phân bố tập trung ở 2 xã Tả Lèng và Giang Ma có tổng diện tích 48,7 ha, số lượng gần 4.330 cây, mật độ bình quân 86 cây/ha, trong đó phần lớn nằm ở xã Tả Lèng với 33,1 ha, còn 15,6 ha nằm ở địa phận xã Giang Ma.

Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Những cây chè xen với cây cổ thụ, được phủ bởi rêu phong.
Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Hoặc xen dưới những cây lá đỏ tạo thành một quần thể thiên nhiên vô cùng quyến rũ.

Trong chuyến khảo sát, trải nghiệm đỉnh Pu Ta Leng, du khách đã được thực tế chiêm ngưỡng những cây chè cổ, được thưởng thức nước chè với vị chát khi bắt đầu uống và vị ngọt hậu phía sau. Sau một hành trình chinh phục, cốc nước chè sẽ làm du khách thảnh thơi và xua bớt mệt mỏi. Chị Nguyễn Thị Minh Hồng – Du khách đến từ Hà Nội tham gia trải nghiệm cho biết, mình thấy rất tuyệt vời trong không gian giữa núi rừng được thưởng thức một cốc chè được bà con hái từ rừng về. Vị rất đặc trưng, khác hẳn những loại trà mà mình đã được uống.

Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Các đồng chí lãnh đạo khảo sát cây chè hàng trăm năm tuổi.
Khám phá rừng chè cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Leng – “Vàng xanh” của núi rừng
Búp chè cổ có màu xanh non, vị chát. Theo các chuyên gia thì chè càng lâu năm thì lại càng có giá trị cao đối với sức khỏe của con người.

Nằm xen trong rừng nguyên sinh, trên tuyến đường chinh phục Pu Ta Leng nên cảnh quan đan xen đã tạo thành một quần thể rất đẹp và quyến rũ. Sau khi đi khảo sát, thực địa, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng đã đề nghị chính quyền huyện Tam Đường cần có kế hoạch bảo tồn và phát huy tối đa lợi thế này. Đồng chí nhấn mạnh: “Chè càng lâu năm thì càng có giá trị đối với sức khỏe. Nếu chúng ta kết hợp vừa bảo vệ, vừa khai thác, vừa phát huy thì giá trị sẽ rất lớn. Rừng chè cổ thụ sẽ là điểm du lịch rất có giá trị vì ngoài thu hoạch búp chè, người dân có thể phát triển thành điểm, khu du lịch. Người dân sẽ có thêm thu nhập từ việc bán chè và du khách đến tham quan, khám phá, chinh phục, trải nghiệm và cảm nhận.”

https://dulich.petrotimes.vn/

Nguyễn Chanh/Laichau.gov.vn

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]