Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái

14:08 | 09/01/2024

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Phải nói rằng, trước khi tìm hiểu về những ngôi đền Hindu cổ do người Champa xây dựng tại Bình Định ngày nay ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ nghe nói đến Quy Nhơn. Thành phố này nằm ở khu vực Nam Trung Bộ chỉ thu hút khi tôi đang dự định đến những khu tháp Chăm hàng thế kỷ trước đó - và Quy Nhơn tình cờ đóng vai trò là cửa ngõ chính để đến đấy. Sau một vài tìm kiếm trên Google, tôi bị thu hút bởi hình ảnh bờ biển dài chạy dọc theo con đường trung tâm thành phố từ những tòa nhà cao tầng ven biển.
Khám phá thành phố Quy NhơnKhám phá thành phố Quy Nhơn
Du lịch Bình Định: Chờ đón một năm 2024 bùng nổDu lịch Bình Định: Chờ đón một năm 2024 bùng nổ
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Thành phố Quy Nhơn nằm ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Trong khi ở Indonesia – quê hương tôi, không thiếu những bãi biển tuyệt vời, nhưng tôi không thể nghĩ ra thành phố nào ở quê hương tôi có cảnh quan với bờ biển như thế này, trông như ở Rio de Janeiro, hay Miami vậy. Và vì thế, sau khi tra cứu hình ảnh trực tuyến về thành phố này ở Việt Nam, tôi thậm chí còn muốn đến tham quan thành phố này nhiều hơn, ngoài mục đích chính là tham quan các di tích Chăm cổ - đó chính là lý do tôi lên kế hoạch cho chuyến đi này.

Chúng tôi đến Quy Nhơn vào một buổi chiều Chủ Nhật, sau khi nhận phòng tại một khách sạn hiện đại, sang trọng nhưng giá cả phải chăng trong bốn đêm tiếp theo, chúng tôi lập tức đi dạo đến bãi biển. Mặt trời đã xuống núi, bờ biển với bãi cát vàng thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách, tận hưởng từng phút cuối cùng trong ngày trước khi trở lại với guồng quay công việc vào sáng hôm sau. Ngay cả trong những tia nắng nhạt cuối cùng, bãi biển trông vẫn hấp dẫn với làn gió nhẹ sảng khoái của tháng 9. Từ lối đi dạo cao hơn vài mét bên bờ biển, chúng tôi đi xuống bậc thang và đặt chân xuống bãi cát. Tôi lấy một ít cát và ngạc nhiên vì nó quá sạch. Khi ánh nắng phai dần, chúng tôi quyết định kết thúc chuyến đi đầu tiên đến bãi biển xinh đẹp của Quy Nhơn và dự định sẽ quay trở lại vào ngày hôm sau.

Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Biển xanh vẫy gọi
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Nhiều khách sạn cao tầng trên trục đường chính dọc bờ biển
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Thành phố được quy hoạch với nhiều không gian công cộng
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Đông đảo người dân địa phương đều đi tắm biển vào cả buổi sáng và chiều

Sau khi lái xe từ sân bay về, bạn sẽ biết rằng mình đang ở trên đường băng cũ khi taxi chạy dọc theo một đại lộ rộng và dài ở trung tâm thành phố Quy Nhơn hướng từ Bắc vào Nam. Bên phải con đường rợp bóng cây là một tòa nhà quy mô đồ sộ và kiến ​​trúc hiện đại tạo nên sự tương phản rõ rệt với các tòa nhà khác xung quanh nó. Tọa lạc tại nơi từng là góc Tây Bắc của đường băng cũ là Trung tâm Hội nghị Bình Định, một công trình kiến trúc mới cho thành phố ngày càng phát triển. Được hình thành vào năm 2014, công trình kiến ​​trúc đa năng lớn này được thiết kế bởi Jean François Milou, một kiến ​​trúc sư người Pháp tại Singapore. Không phải lúc nào tôi cũng thích phong cách kiến trúc với những khối bê tông như vậy, nhưng bằng cách nào đó, sự kết hợp giữa các trụ cột thẳng đứng của tòa nhà với bãi cỏ xanh ngát bao quanh nó, hòa cùng những bóng cây cao được trồng khắp không gian xanh của khu phức hợp trông ra rất bắt mắt và thu hút. Đó chắc chắn là điều tôi không hề mong đợi được nhìn thấy ở một thành phố mà sự nổi tiếng thường bị lu mờ bởi Đà Nẵng và Nha Trang.

Khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn được bao bọc ở phía Nam bởi những ngọn núi rợp cây khá thấp, nơi hoàn hảo để đi bộ đường dài. Trước chuyến đi này, tôi đã tìm kiếm các tuyến đường đi bộ đường dài quanh thành phố và biết được rằng những ngọn núi đó có những con đường mòn mang lại tầm nhìn tuyệt vời ra thành phố và bãi biển. Tuy nhiên, vì chúng tôi đến vào một trong những tháng nóng nhất trong năm ở vùng này của Việt Nam nên chúng tôi phải cẩn thận lựa chọn thời điểm thích hợp để đến những ngọn núi đó.

Thành phố Quy Nhơn gây ấn tượng với tôi bằng nhiều cách.

Trước hết, ẩm thực!

Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Những món đồ ăn vặt
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Tré - một trong những đặc sản nổi tiếng của Bình Định.
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Nhiều hàng quán ở cuối con đường nhỏ

Những ai đã đọc bài viết đầu tiên của tôi về di tích Chăm cổ ở Quy Nhơn có thể vẫn còn nhớ rằng chuyến đi này phần lớn là ý tưởng của tôi. Và để thuyết phục James – người bạn đồng hành tham gia cùng tôi, tôi đã phải tìm hiểu xem ẩm thực địa phương độc đáo của Quy Nhơn và Bình Định có những gì. Tôi đã chia sẻ với anh ấy một bài báo trực tuyến mà tôi tìm thấy về ba món ngon thú vị của thành phố này, và thế là đủ để James, một người sành ăn thực thụ, bắt đầu tìm hiểu về những món ăn khác để nếm thử trong thời gian chúng tôi ở đây.

Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Được xem là quốc hoa của Việt Nam, biểu tượng hoa sen có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi

Bún rạm là bữa sáng địa phương đầu tiên của chúng tôi. Được làm từ thịt rạm xay (như một loại cua nhỏ được tìm thấy ở vùng nước lợ của vùng này Việt Nam), món ăn kết hợp nhiều thành phần gần như tương đồng với các món ăn Việt Nam, bao gồm bún, rau thơm xắt nhỏ và các loại rau khác, đậu phộng rang. Nhưng rạm xay rõ ràng là thành phần quan trọng nhất. Nhìn thoáng qua, rạm trông giống như thịt bò băm, nhưng nó chắc chắn có hương vị khác biệt với vị ngọt nhẹ.

Một ngày khác, chúng tôi thử món ăn sáng “Bánh hỏi cháo lòng” là một món ngon độc đáo gồm những lát bún sợi mỏng (bánh hỏi) ăn kèm với nội tạng lợn, lá ngò, giá luộc, xà lách và các loại rau khác, một chén cháo nóng và nước chấm. Khi kết hợp với nhau, tất cả tạo nên sự hài hòa, đủ lý do để người ta thức dậy sớm và tìm đến một trong những quán chuyên bán món ăn này trong thành phố. Chúng tôi đã đi ăn vào lúc 6 giờ sáng và không hề hối hận chút nào. Buổi trưa, chúng tôi ăn bánh canh cá lóc. Ngoài trời oi bức nhưng chúng tôi lại ăn bánh canh cá lóc nóng hổi kèm với bắp chuối và rau ngò.

Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Nhà thờ lớn Quy Nhơn, cách bảo tàng Bình Định không xa

Tuy nhiên, một trong những trải nghiệm ăn uống đáng nhớ nhất của chúng tôi ở Quy Nhơn là khi chúng tôi đến Bánh Xèo Gia Vỹ, một quán ăn địa phương nằm ngay gần trung tâm hội nghị tỉnh. Chúng tôi được thưởng thức bánh xèo (bánh xèo Việt Nam) với nhiều loại nhân khác nhau (thịt bò, tôm và mực, cùng nhiều loại khác), cơ sở ăn uống gia đình này rõ ràng là một trong những cơ sở được giới thiệu nhiều nhất tại thành phố. Và chúng tôi có thể hiểu được lý do vì sao họ được đề xuất như vậy. Những chiếc bánh xèo được bài trí rất bắt mắt, ăn cực kỳ ngon và cách ăn rất thú vị. Đầu tiên, chúng tôi phải cho một tờ bánh tráng cứng vào tô nước trong vài giây để bánh tráng mềm. Sau đó, chúng tôi thêm từng thứ vào đó – một lát bánh xèo với rau sống và rau thơm, gồm cả xoài chín vừa cắt lát – trước khi gói bánh xèo và chấm vào nước chấm. Sau khi thất bại thảm hại trong việc cố gắng tạo ra những cuốn bánh xèo đẹp mắt, tôi đã từ bỏ và chỉ sắp xếp mọi thứ lại với nhau theo cách tôi thích. Chắc chắn phải có cách nào đó để ăn nó một cách dễ hơn, tôi sẽ cố học để có thể trải nghiệm ở những lần sau. Bên cạnh đó, chúng tôi còn gọi món chả ram tôm đất và tré, một món ngon địa phương với phương pháp chế biến rất độc đáo bao gồm tai heo nấu chín, sau đó cắt nhỏ và gói trong lá ổi, sau đó gói một lần nữa bằng rơm, và cuối cùng để lên men trong vài ngày. Thành quả cuối cùng là một món ăn tuyệt vời.

Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu tôi chọn món ăn yêu thích nhất thì đó sẽ là bún sứa thập cẩm. Món bún này có thể trông giống như những món bún khác, nhưng chính việc lựa chọn nguyên liệu mới thực sự khiến món ăn này trở nên đặc biệt. Chúng tôi quyết định chọn món được cho là đặc trưng nhất, trong đó có chả cá, thịt cua xay và sứa. Lại là một món ăn nóng hổi mà chúng tôi ăn trong ngày nắng nóng. Nhưng trời ơi! Tinh hoa của nước dùng, kết hợp với các vị khác nhau của mọi thứ bên trong tô, chả cá thơm ngon và sứa, bằng cách nào đó đã phối hợp rất ăn ý với nhau. Mỗi một miếng ăn đều vô cùng đáng giá.

Nhắc đến ướt đẫm mồ hôi, bạn tò mò vì sao chúng tôi phải chọn những món ăn nóng như vậy phải không?

Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Bún Rạm ăn kèm với bánh tráng Việt Nam
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Bánh canh cá lóc
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Bún sứa thập cẩm
Quy Nhơn: Dịu dàng và êm ái
Bánh xèo bò, bánh xèo tôm, bánh xèo mực và chả ram tôm đất

Tất nhiên sau những món ăn “nóng hổi” như vậy, chúng tôi sẽ trải nghiệm những thức uống hấp dẫn đặc trưng để quét sạch cái nóng tháng 9 ở đây.

Chúng tôi chọn bất kỳ đồ uống lạnh nào mà nơi đó có, nhưng có một đồ uống chúng tôi rất yêu thích trong thời gian ở Quy Nhơn. Sinh tố sapoche (hồng xiêm) được xay từ sapoche và sữa, một loại trái cây có nguồn gốc từ Tân Thế giới được người Tây Ban Nha giới thiệu đến Philippines. Từ đó, nó lan rộng hơn và hiện nay phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Nếu bạn chưa từng ăn sapoche, hãy tưởng tượng nó như thế này: khi chín, thịt quả có vị ngọt và mọng nước, vẻ ngoài tuy hơi sần sùi nhưng vị của nó không giống bất kỳ loại trái cây nào khác - một số người mô tả nó là “mạch nha”. Cha của tôi đã rất thích món này khi tôi còn nhỏ, lớn lên tôi cũng thỉnh thoảng có cơ hội được ăn món này. Tuy nhiên, chỉ khi đi du lịch nước ngoài, tôi mới biết loại trái cây này thực sự có thể được chế biến thành những món tráng miệng thơm ngon, giống như món kem hồng xiêm mà tôi đã ăn ở Chennai, Ấn Độ, hay như sinh tố Sapoche ở Quy Nhơn.

Sinh tố sapoche là một trong nhiều loại sinh tố, bất kể trái cây nào, cũng có thể làm thành sinh tố ở Quy Nhơn. Lần đầu tiên thử sinh tố Sapoche tại một quán nước đối diện với lối đi dạo bên bờ biển, chúng tôi ngay lập tức yêu thích nó, đến mức chúng tôi phải quay lại hai lần vào những ngày tiếp theo – mặc dù thứ xuất hiện vào lần thứ hai khi chúng tôi gọi món lại là một loại đồ uống hoàn toàn khác, vì chúng tôi phát âm tiếng Việt không đúng.

Thưởng thức nước dừa thơm ngọt trong khi chờ mặt trời lặn, tôi không khỏi ngưỡng mộ sự phát triển của Quy Nhơn. Các dự án mới đã mọc lên ở nhiều khu vực khác nhau của thành phố với niềm hy vọng và tương lại cho việc phát triển ngành du lịch. Tôi tự hỏi liệu Đà Nẵng có từng như thế này trong những năm đầu bùng nổ về kinh tế hay không? Và tôi cũng tò mò liệu 10 năm nữa Quy Nhơn có trở thành một Nha Trang khác, một thành phố ven biển xa hơn về phía Nam mà tôi chưa từng đến, nhưng lại được tung hô phát triển với tốc độ không tưởng? Một số người cho biết nơi đây đã trở nên đông đảo khách du lịch hơn, mặc dù điều đó sẽ không là lý do ngăn cản tôi trở lại thăm Quy Nhơn vào một ngày nào đó trong tương lai, bởi vì có một quần thể đền Chăm cổ ngay trong thành phố mà tôi vẫn rất tâm đắc tìm hiểu.

Sau bốn ngày ở Quy Nhơn, chúng tôi vui vẻ từ bỏ ý định không đi bộ đường dài lên núi và “đổ lỗi” cho những món ăn ngon đã “ngăn cản” chúng tôi trải nghiệm ở Quy Nhơn nhiều hơn.

Tác giả: Bama, người Indonesia

TTXTDL Bình Định

https://dulich.petrotimes.vn/

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]