Tìm hiểu nghi thức tang lễ “có một không hai” ở Nhật Bản

17:42 | 25/12/2019

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Mỗi nền văn hóa đều có một nghi thức tang lễ khác nhau nhưng chỉ dành cho người chết, không phải cho những thai nhi chết trong bụng mẹ.    
Những “ngôi làng mặt trăng” của Hàn Quốc
Sắc màu miền núi Doi Tung
Tìm hiểu nghi thức tang lễ “có một không hai” ở Nhật Bản
Bức tượng bồ tát Jizo mặc yếm đỏ trong vườn chùa Sanzenin ở Kyoto, Nhật Bản

Nhưng ở Nhật Bản lại khác, quốc gia này tổ chức tang lễ truyền thống của Phật giáo nhằm tưởng niệm vong hồn thai nhi bị sảy, thai chết lưu và thậm chí thai nhi bị phá. Nghi thức này tên là mizuko kuyō, nghĩa đen là “ tưởng niệm thai nhi chết từ trong trứng nước”, nghi lễ diễn ra tại các ngôi đền trên khắp Nhật Bản và cả ở nhà riêng của người dân.

Theo tín ngưỡng Phật giáo, đứa trẻ chết trước khi chào đời không thể lên thiên đàng vì nó chưa tích nghiệp tốt. Vì vậy, vong hồn đứa trẻ được đưa đến nơi gọi là sai no kawara bên bờ sông Sanzu huyền thoại, tại đây chúng phải xếp đá thành tháp để chuộc lại nỗi đau mà chúng gây ra cho cha mẹ. Jizo - vị bồ tát, hay bậc giác ngộ, sẽ bảo vệ những đứa trẻ này. Ngài bảo vệ chúng khỏi lũ quỷ và giúp chúng đến thiên đàng.

Cha mẹ có thai nhi bị sảy hoặc phá thai, phải tôn trọng bồ tát Jizo, như vậy vong hồn thai nhi của họ mới đến thế giới khác bình an. Nhìn chung, trong tất cả các chùa, nghĩa địa và thậm chí bên lề đường đều thờ tượng Jizo. Những bức tượng đá này mặc quần áo trẻ em, thường là yếm đỏ và mũ đỏ. Cha mẹ của thai nhi chết đặt đồ chơi, kẹo và đồ thờ cúng khác trước các bức tượng Jizo. Đôi khi người ta dựng nhiều tòa tháp nhỏ bằng đá sát cạnh những bức tượng, với hy vọng giảm bớt nghiệp cho con cái.

Mặc dù nghi thức truyền thống mizuko kuyō có từ nhiều thế kỷ, nhưng nó chỉ mới phổ biến sau thế chiến thứ hai. Trước tình trạng nghèo đói trầm trọng sau Thế chiến kéo dài sáu năm, hơn nữa nước Nhật chưa ban hành luật nhận con nuôi, nên nhiều cha mẹ đã thực hiện sinh đẻ có kế hoạch bằng cách phá thai. Để không cảm thấy tội lỗi và day dứt lương tâm, họ đã nghĩ ra nghi lễ mizuko kuyō. Trong những năm gần đây, nghi lễ này được nhiều cặp vợ chồng người Mỹ áp dụng.

Ngày nay, về cả mặt văn hóa và pháp lý, người ta chấp nhận việc phá thai tại Nhật Bản, hơn 300.000 ca phá thai diễn ra mỗi năm.

Tìm hiểu nghi thức tang lễ “có một không hai” ở Nhật Bản
Tượng Jizo tại Đền Zojoji, Tokyo
Tìm hiểu nghi thức tang lễ “có một không hai” ở Nhật Bản
Núi đá và tượng Jizo tại Oku-no-in
Tìm hiểu nghi thức tang lễ “có một không hai” ở Nhật Bản
Những bức tượng Jizo ở vùng núi lửa Nasu Sessho-seki Rock,Tochigi, Nhật Bản

https://dulich.petrotimes.vn/

Yến Phạm

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]