Trải lòng của phóng viên ảnh về cuộc sống của những đứa trẻ bán tuổi thơ với giá dưới 1 USD

01:04 | 11/09/2019

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Dưới đây là trích đoạn cuộc phỏng vấn với một phóng viên ảnh qua thực tế trải nghiệm của cô ấy về cuộc sống của những đứa trẻ ở Bangladesh bán tuổi thơ với giá 1 USD, lao động từ khi 5 tuổi.    
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usdNhộn nhịp chợ Trung thu truyền thống
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usdBỏng mắt với sắc màu mù tạt vàng của miền quê Bangladesh
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Tôi đặc biệt xúc động với loạt seri Sinh ra để làm việc của bạn về vấn đề lao động ở trẻ em. Những đứa trẻ này đã sống một cuộc sống khó khăn như vậy. Làm thế nào bạn có thể khiến chúng cởi mở với bạn về hoàn cảnh cơ hàn của mình?

Câu hỏi mà tôi được hỏi nhiều nhất từ lũ trẻ chính là: Cô có dám để con của cô làm việc giống cháu một ngày không? Cô có đành lòng để con của mình làm việc ở một nơi như vậy trong một ngày để rồi nhận được vẻn vẹn 1đô la không? Nếu cô không thể, cô có thể làm gì giúp chúng cháu không?

Thường xuyên phải đối mặt với các câu hỏi giống như vậy từ những đứa trẻ còn rất nhỏ nhưng đã bị ép làm việc trong môi trường không thể tưởng tượng được, tôi tự nhủ với bản thân rằng phải chụp lại tất cả cảnh ngộ của bọn trẻ trong bộ sưu tập mang tên Sinh ra để làm việc. Tôi bắt đầu ghi lại cuộc sống của chúng 15 năm trước với tư cách là phóng viên ảnh.

Ở trong những nhà máy này, từ “thời thơ ấu” đã biến mất ngay khi lũ trẻ mới 5 tuổi. Để duy trì cuộc sống, chúng buộc “chín ép” với nắng gió cuộc đời. Tiếng khóc trong vô vọng và câm lặng của các em chỉ có thể vang vọng từ vách tường này sang vách tường khác trong cái nơi tưởng như địa ngục mà vẫn còn “may mắn” với chúng để kiếm mẩu bánh mì ăn qua ngày. Bọn trẻ lớn lên cô độc tại các nhà máy hoặc thậm chí trên những vùng đất sản xuất gạch bụi bặm.

Tôi bắt gặp các em làm việc trong nhà máy dệt, xưởng gạch, xưởng da, nhà máy khinh khí cầu, nhà máy sản xuất xe kéo, nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy, nhà máy sản xuất gương, nhà máy than, nhà máy thuốc lá và bãi rác. Không có công việc nguy hiểm nào mà thiếu bóng dáng của những đứa trẻ đó. Đối với nhiều đứa trẻ, việc được mặc quần jean với áo rách tả tơi hằng ngày và ăn một quả chuối với bánh mì là điều thật xa xỉ.

Trở về từ nơi 7,8 triệu trẻ em đang phải làm việc, tôi luôn ám ảnh với những hình ảnh, câu hỏi và câu chuyện của lũ trẻ.

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Abu (10 tuổi) kể: “Hôm qua cháu không có gì vào bụng. Cháu đi ngủ với cái bụng đói meo. Nhưng bây giờ cháu cảm thấy may mắn khi có được chiếc bánh mì thối này. Giày, quần áo và thức ăn của cháu đều lấy từ bãi rác này. Cô sẽ không hỏi cháu về mùi của nó chứ? Cháu được sinh ra ở nơi này mà. Ai đó đã bỏ cháu ở đây sau khi cháu ra đời, vì vậy mùi của bãi rác khiến cháu cảm thấy giống như ở nhà của mình vậy. Đây là nhà của cháu và những chú chó và chú chim này là gia đình của cháu.”

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Rony chia sẻ: “Không, bây giờ cháu không muốn đi học. Cháu đã phải lựa chọn giữa việc đến lớp và đồ ăn để nuôi mẹ và các em cháu. Năm ngoái, bố cháu đã thiệt mạng cũng trong nhà máy này vì sốc nhiệt khi bố đang nung sắt trong lò. Không ai có thể làm việc nếu không quen với cái nóng ngoài sức chịu đựng ở đây. Bố là người đàn ông rất mạnh mẽ và đã từng làm việc trong môi trường nóng bức. Bố đã từng hy sinh rất nhiều cho chúng cháu. Không ai tin được bố có thể chết ở đây vì không chịu được nóng. Sau khi bố cháu qua đời, cháu đã tiếp nối công việc của bố ở đây. Cháu cũng sử dụng cây búa ấy và chiếc máy ấy nhưng cháu không cảm thấy mạnh mẽ như bố cháu. Cháu cảm thấy rất mệt mỏi, buồn ngủ và đói. Cháu muốn được đi học; cháu muốn được đi chơi với bạn bè; cháu muốn bơi ở sông gần nhà. Bố cháu thường mua cho cháu kem đầy màu sắc khi chúng cháu cảm thấy nóng. Cháu thèm ăn kem mỗi lúc cảm thấy nóng như địa ngục ở đây. Thỉnh thoảng có một người chú mua kem cho cháu và giúp cháu làm khi cháu đuối sức. Cháu muốn giống chú ấy. Cháu muốn làm đỡ người khác vì chú “kem” của cháu luôn nói: 'chúng ta cần nhau'."

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Có lẽ, các tình cảnh bạn đã chứng kiến ​​rất khó bắt gặp trong đời thường. Bằng cách nào bạn có thể đối mặt với những hoàn cảnh như vậy?

Sẵn sàng gặp khó khăn để có thể thu thập và nói ra cuộc sống của những người không có tiếng nói và đưa vấn đề của họ đến với công chúng đó chính là ý nghĩa và sứ mệnh cuộc sống của tôi. Khi tôi phát hiện mặt trái của xã hội, có cái gì đó luôn nhắc tôi phải đưa những câu chuyện chưa được kể đến thế giới và kêu gọi mọi người nhìn nhận và xem xét vấn đề.

Sự chân thành và quan tâm sâu sắc đến người khác chính là yếu tố dẫn đến thành công của tôi dù trong bất kể tình huống nào. Tôi tiếp tục công việc phóng viên ảnh với hy vọng rằng tôi có thể mang lại những thay đổi bất ngờ. Tôi đặt nhiều hy vọng vào những câu chuyện đau lòng này. Tiếp cận trực tiếp tất cả những mảnh đời và miêu tả cuộc sống của họ thực sự khó nhất đối với tôi. Ngoài ra, tôi còn phải xây dựng niềm tin với họ... lại càng khó.

Đôi khi im lặng còn biểu lộ cảm xúc dữ dội hơn lời nói. Tôi không nói nên lời khi nghe những câu chuyện của nạn nhân hiếp dâm, trẻ em bị bóc lột sức lao động, người tị nạn, người bán dâm, người sống sót sau khi bị ảnh hưởng của axit, người lao động nặng nhọc, v.v. Nghe họ kể về nỗi lòng như vậy cũng khiến tôi xót xa, như có cái gì đó chèn trong cổ họng làm tôi khó thở.

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Những phút nín lặng ấy giúp tôi bình tâm trở về với vai trò nhiếp ảnh gia gánh nhiệm vụ phơi bày sự thật với thế giới. Có lẽ điểm khó nhất trong công việc của tôi là trấn tĩnh cảm xúc và tiếp tục ghi lại cuộc sống của họ - những câu chuyện chưa kể ở một thế giới phẳng. Thật thú vị sau khoảng thời gian im lặng, hầu hết họ đều mỉm cười với tôi và hỏi tôi có muốn ăn gì không. Tự nhiên, chúng tôi ngừng nói về “vết sẹo khó lành” đang đâm vào trái tim tôi chỉ vài phút trước đó. Họ mỉm cười với tôi cùng những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt, khoảnh khắc đó thật quý giá biết bao, và tôi không thể diễn tả điều đó trong máy ảnh hay bằng ngôn ngữ.

Điều đó cũng tương tự khi nói đến “kịch bản vô tâm” về lũ trẻ đang phải lao động ở độ tuổi còn quá nhỏ và phản ứng của chính tôi “đứng hình” khi nhìn thấy chúng không thể nháy máy ảnh. Nhưng cảm xúc đau buồn của tôi nhanh chóng được lũ trẻ sưởi ấm với nụ cười tỏa nắng khi chúng quay sang nhìn tôi.

Sức mạnh của một đứa trẻ sáu tuổi có thể nuôi người mẹ ốm yếu hay lòng can đảm của một người bà tị nạn đã vượt đại dương trên chiếc thuyền cao su để tìm kiếm đứa cháu thất lạc của mình chính là nguồn cảm hứng của tôi. Tôi không thể phủ nhận tình yêu của một chị nhà thổ, cô ấy không quên nhường khẩu phần ăn cho tôi. Một người tị nạn đi chân trần sáu tháng, vượt qua một dãy núi và một đại dương, quan tâm, khuyên tôi không nên làm việc quá sức và chia sẻ đồ ăn cho tôi.

Những trải nghiệm này khiến tôi cảm thấy rằng niềm vui lớn nhất của cuộc sống là những khoảnh khắc nhỏ nhoi của phép màu khi bạn có thể nở nụ cười chân thành, cho đi mà không níu giữ bất cứ điều gì và sống thanh thản dù cho tử thần có thể đến bất cứ lúc nào.

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Trong nhiều năm, tôi đã tìm hiểu về lao động ở trẻ nhỏ; những công trường mà ở đó tuổi thơ được bán mãi mãi với giá dưới một đô la một ngày. Có lần một đứa trẻ làm bóng bay 8 tuổi nói với tôi, “ Cháu đã lấy mấy quả bóng bay bị hỏng cho em gái mình; cháu không có thời gian để chơi với em ấy. Cháu bận làm việc giúp bố mẹ.” Tôi đã nhận ra rằng vào thời điểm đó tôi nên hướng ống kính máy ảnh vào những mảnh đời như đứa bé ấy.

Công việc phóng viên ảnh tưởng chừng đơn giản của chúng tôi lại là nguồn cảm hứng lớn nhất giúp chúng tôi tốt hơn mỗi ngày. Helen Keller đã truyền cảm hứng cho tôi như sau:

“Tôi không thể phân thân, nhưng tôi vẫn là một con người. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng tôi vẫn có thể làm một điều gì đó; và bởi vì tôi không thể làm mọi thứ, nên tôi sẽ không từ chối làm những việc mà tôi có thể làm.”

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

Trong hai mươi năm qua, mỗi người tôi gặp đều có một câu chuyện để kể. Tôi cố gắng chụp vẻ đẹp con người và tâm hồn của họ. Tôi là một nhiếp ảnh gia và là một nghệ sĩ, tôi có nhiệm vụ “buông bức rèm chắn” mọi khía cạnh tồn tại trong xã hội.

trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd
trai long cua phong vien anh ve cuoc song cua nhung dua tre ban tuoi tho voi gia duoi 1 usd

https://dulich.petrotimes.vn/

Yến Phạm

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]