Bảo tàng trà Long Đỉnh

14:10 | 11/01/2023

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Bảo tàng trà Long Đỉnh là nơi sẽ giúp du khách biết thêm về lịch sử ngành trà, con đường thương mại của trà và cả quá trình để có một ly trà ngon.
Thêm một địa chỉ xanh mang danh “Long Đỉnh trà”Thêm một địa chỉ xanh mang danh “Long Đỉnh trà”
Bảo tàng trà Long Đỉnh
https://dulich.petrotimes.vn/

Tọa lạc tại cụm công nghiệp Phát Chi (xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), Bảo tàng trà Long Đỉnh do Công ty cổ phần trà Long Đỉnh đầu tư, xây dựng trên tổng diện tích 3,4 ha. “Sở dĩ chúng tôi chọn Cầu Đất để xây dựng Bảo tàng trà Long Đỉnh là vì nơi đây từng được người Pháp chọn mở đồn điền trà và đặt sở trà đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đó là Sở trà Cầu Đất, ra đời năm 1927. Ngoài ra, Cầu Đất còn có rất nhiều thuận lợi khác về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng và nhất là con người, nên chúng tôi quyết định đến đó để cùng gìn giữ, phát triển ngành trà trên cái nôi văn hóa trà từ thời thuộc Pháp”, bà Trần Phương Uyên - Phó Giám đốc Công ty cổ phần trà Long Đỉnh, chia sẻ.

Bảo tàng trà Long Đỉnh
Ông Hồ Tất Và bên cạnh cây trà có từ trước năm 1927/ https://dulich.petrotimes.vn/

Cuối năm 2022, Bảo tàng trà Long Đỉnh chính thức đi vào hoạt động. Tại đây, với nghệ thuật sắp đặt hiện đại, người sắp đặt ngầm kể cho du khách những câu về trà thông qua các hiện vật, cùng việc sử dụng không gian, cách bố trí ánh sáng nhằm tạo ra những điểm nhấn thị giác tốt nhất. “Để có được một ly trà thơm ngon, cần rất nhiều yếu tố. Trước hết, phải có đất trồng trà. Đất đó phải có cao độ phù hợp, thời tiết trong ngày thay đổi 4 lần: xuân - hạ - thu - đông. Mỗi thời điểm thu hái trà sẽ có một cách ủ ướp, cách thưởng thức trà cũng khác nhau. Sau nữa, lá trà còn phải trải qua rất nhiều công đoạn thì mới ra thành phẩm trà”, ông Trương Bình Nguyên - người Phụ trách Bảo tàng trà Long Đỉnh, nói sơ bộ về loại thức uống trên ngàn năm tuổi. Nói trà ẩn chứa cả một nền văn hóa và lịch sử của một vùng đất là vì vậy!

“Đây là hình ảnh của Thần Nông - người tìm ra cây trà vào năm 2700 năm trước Công nguyên. Chuyện kể rằng, ông đi vào rừng và chẳng may bị bệnh, bèn nằm xuống dưới một gốc cây. Cùng lúc đó, Thần Nông thấy một chiếc lá rớt xuống. Ông nhặt chiếc lá lên, bỏ vào miệng nhai, ngạc nhiên vì thấy sức khỏe đã hồi phục. Chiếc lá ấy chính là lá trà. Từ đó, Thần Nông đã hướng dẫn, phổ biến cho mọi người cách trồng và sử dùng trà”, ông Nguyên giới thiệu về bức tượng đầu tiên đặt tại Bảo tàng trà Long Đỉnh.

Bảo tàng trà Long Đỉnh
Bức tượng tạc Thần Nông phát hiện ra cây trà. Ảnh:https://dulich.petrotimes.vn/

Cũng trong không gian này, Công ty cổ phần trà Long Đỉnh còn bố trí tượng một vị thiền sư Nhật Bản - người có công mang văn hóa trà vào nước Nhật, và tượng công chúa Bồ Đào Nha Caterine - người đã đưa trà đến Vương quốc Anh, sau đó phổ biến trà trên toàn thế giới. Ông Nguyên cho hay, mỗi tư liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày tại Bảo tàng trà Long Đỉnh sẽ kể lại một câu chuyện nghề trà, tái hiện không gian lịch sử, con người, cũng như các sản phẩm trà mang thương hiệu Cầu Đất. Bảo tàng trà Long Đỉnh còn là nơi để du khách tìm hiểu rõ thêm về lịch sử phát triển và con đường đi của những chiếc lá trà trên thế giới. “Mỗi không gian trong Bảo tàng trà Long Đỉnh là một chủ đề, không gian này thì trưng bày dụng cụ làm trà, không gian kia thì bố trí bộ đồ uống trà, không gian nọ thì bày biện các mẫu trà... Từng mẫu vật là một cứ liệu riêng, từng công đoạn làm trà là một tái hiện độc đáo, kết nối cây trà từ quá khứ đến hiện tại”, ông Nguyên cho biết.

Bảo tàng trà Long Đỉnh
Một số bức trượng trưng bày trong Bảo tàng trà Long Đỉnh. https://dulich.petrotimes.vn/

Thú vị hơn cả là việc được các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn cách pha trà, thưởng trà, nói chuyện về trà, các chiếu trà từ dân dã đến cung đình. Ở đây còn có những khu liên hợp giúp du khách trải nghiệm tất cả các công đoạn, từ hái trà, sao trà, sấy trà đến đóng gói trà.

Bảo tàng trà Long Đỉnh
https://dulich.petrotimes.vn/

Trịnh Chu

dulich.petrotimes.vn

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]