Cảnh giác trước những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

19:35 | 10/11/2021

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Bàn chân của chúng ta có cấu tạo rất phức tạp với 33 khớp xương, 100 cơ, dây chằng và gân, cùng một mạng lưới dây thần kinh và mạch máu kết nối với tim, não và tủy sống. Tuy quan trọng như thế, nhưng mọi người ít chú ý đến phần cơ thể này. Theo các chuyên gia, bàn chân thực sự có thể cung cấp nhiều thông tin sức khỏe, chẳng hạn như những dấu hiệu bất thường sau:
Chuối - Thực phẩm bồi bổ sức khỏe nam giớiChuối - Thực phẩm bồi bổ sức khỏe nam giới
Thực phẩm mà người mắc bệnh huyết áp cao nên ănThực phẩm mà người mắc bệnh huyết áp cao nên ăn
Cảnh giác trước những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

+ Sưng đau, đỏ ngón chân. Việc tích tụ các tinh thể axít uric trong ngón chân có thể gây đau, sưng và đỏ - tình trạng xảy ra do nồng độ axít uric tăng cao trong máu, gọi là bệnh gút. Viêm khớp và nhiễm trùng cũng dẫn đến đau ngón chân. Nếu thấy đau nhói ở lòng bàn chân và lan dần đến các ngón chân, thì có thể bạn đã bị bệnh u dây thần kinh Morton (sự phì đại của mô bao quanh dây thần kinh thường nằm giữa ngón chân thứ ba và thứ tư). Bệnh phổ biến ở nữ hơn nam.

+ Thay đổi hình dạng ngón chân. Nếu thấy hình dạng của ngón và móng chân bị uốn cong bất thường, bạn cần kiểm tra sức khỏe tim và phổi bởi sự thay đổi đó có thể xảy ra do hàm lượng khí ôxy cung cấp trong máu ít hơn. Một nguyên nhân khác là do mắc bệnh Crohn’s.

+ Rụng lông ở ngón chân. Ðây là một dấu hiệu cho thấy lưu thông máu kém đi, thường là do mắc các bệnh lý về mạch máu. Ðiều này khiến lượng máu bơm từ tim đến tứ chi giảm, gây rụng lông ngón chân và cảm giác không có mạch ở bàn chân.

+ Ðau và chuột rút ở bàn chân. Ðây có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng, các vấn đề thần kinh hoặc mất nước. Lúc này, bạn cần tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi, magiê và kali, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nhưng nếu vẫn còn đau, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

+ Lạnh bàn chân. Trong trường hợp tuyến giáp hoạt động kém, bạn dễ thấy lạnh bàn chân kèm theo rụng tóc, da khô và chóng mặt. Bàn chân lạnh cũng là dấu hiệu cho thấy lưu thông máu kém vì thói quen hút thuốc, mắc bệnh tim và cao huyết áp.

+ Vàng và dày móng chân. Ðây có thể là dấu hiệu cho thấy bị nhiễm nấm trong móng chân. Bệnh cũng khiến móng chân bốc mùi hoặc sẫm màu. Tuy ban đầu không gây đau, nhưng về sau tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các móng chân và móng tay khác.

+ Vết thương trên bàn chân lâu lành. Ở bệnh nhân tiểu đường, lưu lượng máu đến các bộ phận như bàn chân bị giảm, dẫn đến tổn thương và chết các tế bào (tức hoại tử). Ban đầu, nó xuất hiện như một vết thương khó lành, nhưng dần dẫn đến nhiễm trùng mủ và biến chứng khác.

+ Ngón chân chuyển màu đỏ, trắng và xanh dương. Ở người mắc Hội chứng Raynaud, ngón chân có thể lần lượt chuyển sang màu trắng, xanh dương, đỏ tím rồi sau đó trở lại tông màu tự nhiên. Nguyên nhân đổi màu là do co thắt mạch, hoặc hẹp động mạch đột ngột ở ngón chân. Thay đổi về nhiệt độ hoặc căng thẳng tinh thần cũng gây co thắt mạch.

+ Ðau gót chân. Một nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân là bệnh viêm cân gan chân. Bạn có thể thấy đau nhất khi mới thức dậy và thực hiện những bước đi đầu tiên ra khỏi giường. Các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh viêm khớp, tập thể dục quá nhiều, mang giày không vừa vặn, gai xương ở dưới gót chân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương.

+ Thay đổi cách bước đi (như sải bước rộng hơn hoặc đi lê chân). Ðiều này có thể là do bàn chân đang mất dần cảm giác vì tổn thương dây thần kinh ngoại vi. 30% số trường hợp có liên quan đến bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh có thể do nhiễm trùng, thiếu vitamin và nghiện rượu. Các vấn đề về não, tủy sống hoặc cơ cũng gây ra hiện tượng bước lê chân.

+ Sưng bàn chân. Tình trạng này thường diễn ra khi đứng/ngồi quá lâu, nhất là khi mang thai. Còn trong các trường hợp khác, bàn chân bị sưng kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng đến từ việc tuần hoàn máu kém, gặp vấn đề về hệ bạch huyết hoặc cục máu đông. Rối loạn tuyến giáp hoặc chức năng thận kém cũng có thể gây sưng bàn chân.

+ Bàn chân bỏng rát và ngứa ngáy. Cảm giác bỏng rát ở bàn chân thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Ðiều này cũng có thể do cơ thể thiếu vitamin B, bị nấm da chân, bệnh thận mãn tính, lưu thông kém ở chân, hoặc bị suy giáp.

Trong khi đó, cảm giác da ngứa ngáy kèm theo bong vảy có thể là dấu hiệu của bệnh nấm da chân, hoặc do bị kích ứng trước các hóa chất hoặc sản phẩm chăm sóc da (bệnh viêm da tiếp xúc).

+ Co thắt bàn chân. Cảm giác đau cấp tính, đột ngột ở bàn chân có thể là dấu hiệu của co thắt cơ (chuột rút), thường kéo dài vài phút. Những lý do phổ biến bao gồm làm việc quá sức, mỏi cơ, tuần hoàn kém, mất nước hoặc mất cân bằng kali, magiê, canxi hoặc vitamin D trong cơ thể. Sự thay đổi nồng độ hoóc-môn trong thai kỳ hoặc rối loạn tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân.

https://dulich.petrotimes.vn/

Báo Cần Thơ Điện tử

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]