Chênh vênh cầu kính qua Bản Vặt

19:10 | 21/06/2023

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Tôi ấn tượng với Mộc Châu trong lần đi của nhiều năm trước, đó là buổi sáng thức dậy ngập tràn sương mù trong tháng ba. Là những triền núi những người dân bản địa trồng hoa tam giác mạch chen cùng hoa cải, và có khi là hoa mận trắng hay có thể là mùa mận với những chùm mận tam hoa màu đỏ bầm đang chín thật đẹp.
Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La 2023 sẽ diễn ra từ 26 - 28/5Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La 2023 sẽ diễn ra từ 26 - 28/5
Trải nghiệm Mộc ChâuTrải nghiệm Mộc Châu
Chênh vênh cầu kính qua Bản Vặt

Là đến đồi chè Trái tim, một không gian xanh bao la, trà được trồng trên các triền đồi, tạo hình trái tim, để trở thành điểm nhấn cho bao du khách. Ở đó, bạn có thể mua một bộ trang phục người Thái, thuê chiếc gùi có để những chùm hoa cải vàng, có thêm chiếc dù che để tạo dáng chụp ảnh. Lần đó, tôi lỗi hẹn không đến thác Dải Yếm bởi là mùa khô, người hướng dẫn bảo nước cạn. Và lần trở lại này Mộc Châu có thêm cầu kính Tình Yêu ở thác Dải Yếm và cầu kính bạch long, cây cầu kính dài kỷ lục 630 mét, có cả phần đi dọc theo vách núi.

Chênh vênh cầu kính qua Bản Vặt

Thôi thì dịp khác ghé cầu kính Bạch Long vậy, chọn thác Dải Yếm và thử bước chân lên chiếc cầu kính tình yêu, ở đó có Bản Vặt là bản là nơi cư trú của những người dân tộc Thái chính gốc nhất với các dòng họ như: Sa, Hà, Hoàng… Có thể nói là khi du lịch phát triển, các buôn làng người dân tộc ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc đã tận dụng nét đẹp riêng để làm du lịch, và bản Vặt cũng thế. Chính du lịch khiến cho cuộc sống của người dân tại các bản làng khá hơn. Như những buôn làng ở Tả Van, Tả Vạn, Tà Phìn… ở Sa Pa. Hay như ở Mai Châu, chỉ là một địa danh nhỏ, nhưng thu hút biết bao nhiêu người tìm đến, ở trong những homstay xây dựng theo mô hình nhà sàn, và để ăn những món ăn thuần túy địa phương, thuê chiếc xe đạp đạp trên những con đường.

Chênh vênh cầu kính qua Bản Vặt
Cầu kính Mộc Châu

Đến với bản Vặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những gì đặc trưng nhất, thuần túy nhất của người dân tộc Thái tại Việt Nam. Từ những ngôi nhà sàn đến cách bài trí trong nhà, những trang phục truyền thống của người dân nơi đây, những nưỡng rẫy, đồ thổ cẩm cũng như ẩm thực tại nơi đây.

Ngày xưa, thuở chưa có người tìm đến, ngọn thác ấy là nơi hẹn hò cưa các đôi lứa yêu nhau, thác là sự hội tụ của hai dòng nước Bó Cò Lắm và Bó Tá Cháu. Gọi là Dải Yếm vì thác chảy từ trên độ cao trên 50 mét xuống giống như một dải yếm. So với các thác ở nhiều nơi thì thác Dải Yếm sau khi được mở đường, khách có thể đứng sát ngay thác mà ngắm nhìn hoặc chụp ảnh. Con đường vào thác đã chỉnh trang, thỉnh thoảng có những bậc cấp lên cao.

Chênh vênh cầu kính qua Bản Vặt
Thác Dải Yếm

Bạn sẽ mua vé thăm thác là 80 ngàn, còn nếu muốn trải nghiệm đi cầu kính thì có giá là 100 ngàn. Cả hai đầu cầu kính đều có thể mua vé mà lên để trải nghiệm, cũng có thể thuê quần áo dân tộc mà mặc chụp ảnh. Còn không thích thì có thể đứng bên dưới cầu, nhìn lên tìm cảm giác chông chênh.

Cầu kính Mộc Châu dẫu ngắn, chỉ có chiều dài nối hai bờ là 80 m, độ cao 22 mét và chiều rộng là 2 mét, nhưng như thế là vừa đủ để trải nghiệm cảm giác. Màu sắc của cầu khá sặc sỡ với màu đỏ chủ đạo, như tên gọi là cầu tình yêu, nên có cụm thiết kế10 cụm trái tim, dưới 10 trái tim có 10 cánh sen tạo nên hình bông sen.

Từ thác Dải Yếm, chúng tôi phải lên những bậc cấp khá mệt, và mua vé. Bạn phải lấy vớ bao vào giày và bắt đầu cuộc hành trình qua cầu kính. Chỉ 80 mét nhưng cầu chia hai phần, ở giữa để khách dùng chân, ngắm bao quát không gian bản Vặt và chụp hưu niệm. Vài chục mét đi qua cầu thôi, nhưng kính trong suốt, nếu nhìn xuống dưới cũng dễ choáng. Và đặc biệt là tại đây có hiệu ứng 5D thay đổi hiệu ứng liên tục, kính chuyển màu sắc, tạo cho bạn cảm giác như kính sắp bị vỡ ra, đó là cảm giác thú vị.

Xuống cầu, là một dãy hàng bán đặc sản. Là những chiếc khăn phiêu, là thịt trâu gác bếp, chẳm chéo, dâu tươi… nói chung là rất nhiều thứ rất lạ, giá cả cũng không cao lắm để bạn mua mang về làm quà.

Khuê Việt Trường

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]