Dân Huế làm lễ cúng tưởng nhớ ngày “Kinh đô thất thủ”

08:28 | 12/07/2018

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Cứ đến ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân xứ Huế chẳng ai bảo ai lại thực hiện nghi lễ cúng các âm hồn trong ngày Kinh đô thất thủ.
dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu4 ngôi chùa linh thiêng giữa lòng Sài Gòn
dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu5 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc

Du khách nếu có dịp đến Huế vào những ngày cuối tháng 5 âm lịch sẽ cảm thấy lạ kỳ và thắc mắc: Người dân Huế đang cúng gì mà nhà nhà đều cúng. Nào là chè là bánh, tiền vàng, quần áo và thậm chí là cả củi.

Để có thể hiểu được nghi thức cúng độc đáo này, ta sẽ ngược dòng lịch sử, trở về năm Ất Dậu (1883) – dưới triều đại nhà Nguyễn.

Đêm ngày 4/7/1885 (tức ngày 22 tháng 5 âm lịch), Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn chỉ huy cuộc đấu tranh chống Pháp nhằm tấn công vào 2 sào huyệt của chúng tại Mang Cá và khu Tòa Khâm bên dòng sông Hương.

Dù đã lên kế hoạch tấn công chi tiết, có sự phối hợp chặt chẽ giữa thủy binh và pháo binh cùng với sự chiến đấu quả cảm của quân ta, tuy nhiên, do yếu về vũ khí giới nên đã bị thua trận.

Địch chiếm thành, đốt phá, giết chóc, đàn áp quân và dân ta hết sức dã man. Gia đình nào cũng có người phải bỏ mạng, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là dân chúng trong thành.

Từ đó, ngày 23 tháng 5 âm lịch (tức ngày 5/7/1885) hàng năm đã trở thành ngày giỗ lớn của người dân xứ Huế - ngày những người dân Huế lại tưởng nhớ về một thời đau thương, mất mát.

dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu

Nghi lễ chính được tổ chức vào đúng ngày 23/5 âm lịch, còn đối với các hộ gia đình có thể tổ chức rải rác từ ngày 23/5 đến 30/5.

dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu

Cô Hòa (Cồn Hến, TP.Huế) cho biết: “Ngày 23/5 âm lịch hàng năm được coi là ngày giỗ lớn của người Huế. Về đồ cúng, nhà nào có nhiều chuẩn bị nhiều, ai có ít chuẩn bị ít, có gì cúng nấy, nhưng cốt là cái tâm của mình.”

dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu

Đặc biệt, ngoài những đồ cúng bắt buộc như chè, cháo, gạo muối, hoa quả, hương nhang, áo binh, giấy ngũ sắc, cau, trầu, rượu thì còn cần phải có một bình nước lớn (hoặc một bình chè), cùng với một đống củi nhỏ được đốt lên gần nơi cúng. Trong nghi lễ cúng tuyệt đối không được quên nước và củi đốt bởi người Huế cho rằng: các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh dưới ao, hồ, sông suối vào rạng ngày 23/5.

dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu

Chùa Một Cột hơn 50 năm tuổi ở Sài Gòn

Ngôi chùa ở Sài Gòn tuổi đời hơn nửa thế kỷ được xây dựng phỏng theo kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội, thu hút nhiều khách tham quan.

dan hue lam le cung tuong nho ngay kinh do that thu

Ngôi chùa gần 300 tuổi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam

Chùa Hội Khánh ở Bình Dương ngoài vẻ cổ kính còn thu hút du khách khi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam.

Phương Nam

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]