Đến với đấu trường Voi Ré – Hổ Quyền độc nhất trời Nam

08:44 | 08/08/2018

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Ở kinh thành Huế gần 200 năm qua có tồn tại một đấu trường được ví là "Colosseum phiên bản Việt". Đấu trường mang tên Hổ Quyền - Voi Ré.
den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi namVăn Thánh - Địa danh tưởng chừng bị lãng quên ở Huế
den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi namOai nghiêm khung cảnh chùa Thiên Mụ
den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi namDân Huế làm lễ cúng tưởng nhớ ngày “Kinh đô thất thủ”

Cách thành phố Huế chừng 5km về phía Tây, cụm di tích Hổ Quyền – điện Voi Ré là một trong những quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo.

Đấu trường Hổ Quyền

Theo sử cũ còn ghi, từ thời vua chúa Nguyễn vào Nam khai hoang, lập ấp đã cho tổ chức những trận đấu “vô tiền khoáng hậu” giữa hai loài vật được xem là “vua núi rừng”: Voi và Hổ.

Nhiều tài liệu ghi chép rằng, vào năm 1892, tại cồn Dã Viên (Huế) vua Minh Mạng cho tổ chức những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhận thấy những trận đấu được tổ chức tại cồn Dã Viên không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (sau một lần nhà vua suýt bị một con hổ tấn công trong lúc đang giao chiến với voi). Vào năm 1830, vua Minh Mạng đã quyết định lựa chọn thôn Trường Đá, phường Thủy Biều (thuộc thành phố Huế ngày nay) để xây dựng một đấu trường kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhà vua cùng các quần thần, dân chúng sẽ đứng ở phía trên cao để thưởng lãm. Đấu trường có tên gọi Hổ Quyền.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Có thể nói đấu trường Hổ Quyền hay còn được gọi “đấu trường La Mã phiên bản Việt” bởi hai công trình này được xây dựng có nhiều điểm tương đồng. Hổ Quyền được xây dựng có cấu trúc hình vành khăn gồm vòng thành trong và vòng thành ngoài. Vòng thành trong cao 5,8m, vòng thành ngoài cao 4,75m, dày trung bình 4,5m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m.

Nơi vua ngự lãm quay mặt về hướng Đông Nam và được xây dựng cao hơn so với các vị trí xung quanh. Đối diện khán đài chính là 5 chuồng nhốt hổ. Tại thành ngoài có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ, đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền”. Đây cũng chính là cổng để dẫn voi vào đấu trường.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Tuy nhiên, phần thắng trong những trận đấu luôn dành về phía voi. Trước mỗi trận đấu, người ta thường bỏ đói hổ vài ngày, không cho chúng ăn uống, bẻ 2 răng nanh và cắt móng vuốt. Ngược lại voi lại được chăm sóc một cách kỹ càng. Tuy nhiên, theo quan niệm của nhà Nguyễn, voi là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải cho sức mạnh của nhà vua còn hổ là đại diện cho cái ác, vì vậy mà thiện luôn phải thắng ác.

Điện Voi Ré

Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu đất rộng, diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương.

Tương truyền rằng, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong hy sinh trong trận đấu. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy trên một quãng đường dài hàng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân, đến địa điểm phía đông của đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, đầy đau thương rồi phủ phục xuống và trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa, người dân đã làm lễ an táng và xây mộ cho voi.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong các trận chiến của triều Nguyễn: Đô Đốc Hùng Tượng Ré, Đô Đốc Hùng Tượng Bích, Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ, Đô Đốc Hùng Tượng Bôn. Từ đó đến nay, người dân nơi đây quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré. Sau khi điện Voi Ré xây xong, hàng năm nhà Nguyễn đều tổ chức tế lễ hai lần vào mùa thu và mùa xuân.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Ngày xưa, trước mỗi trận đấu giữa voi và hổ tổ chức tại Hổ Quyền, các quản tượng thường đưa voi đến uống nước ở hồ Điện (phía trước miếu Long Châu). Đây là một hành động mang tính lễ nghi và tâm linh, bởi người xưa cho rằng làm như vậy khiến những con voi sẽ tăng thêm dũng khí và sự may mắn sẽ đến với chúng trong trận quyết đấu.

Dù không có kiến trúc nổi trội như văn thánh, chùa thiên Mụ,… nhưng điện Voi Ré lại mang ý nghĩa đặc biệt bởi đây là nơi suy tôn lòng trung thành của những con voi chiến triều Nguyễn.

Hiện nay, cụm di tích đấu trường Hổ Quyền và điện Voi Ré đang trong quá trình tu sửa, trùng tu để phục vụ cho nhu cầu thăm quan của các du khách.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 7 khu lăng tẩm tại Cố đô Huế (phần 2)

Triều đại nhà Nguyễn tồn tại trong vòng 143 năm (1802 – 1945) với 13 đời vua. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên tại Kinh thành Huế chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng. Theo thời gian, các khu lăng tẩm này vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính và lối kiến trúc độc đáo, riêng biệt.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 7 khu lăng tẩm tại Cố đô Huế (phần 1)

Triều đại nhà Nguyễn tồn tại trong vòng 143 năm (1802 – 1945) với 13 đời vua. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên tại Kinh thành Huế chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng. Theo thời gian, các khu lăng tẩm này vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính và lối kiến trúc độc đáo, riêng biệt.

den voi dau truong voi re ho quyen doc nhat troi nam

Phố đi bộ tại Huế nhộn nhịp tối cuối tuần

Dù không sôi động và náo nhiệt như phố đi bộ Hà Nội hay phố đi bộ Nguyễn Huệ (Sài Gòn), nhưng tuyến phố đi bộ tại Huế lại có những nét độc đáo, riêng biệt.

Nguyễn Quỳnh

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]