Dịp nghỉ lễ 2/9: Đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?

21:16 | 29/08/2024

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Cùng tham khảo những hoạt động và địa điểm mà người dân, du khách có thể lựa chọn tại Hà Nội vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.

1. Lễ thượng cờ

Trong chuyến đi du lịch Hà Nội, du khách nên thử một lần đứng dưới lá cờ Tổ quốc, tham gia lễ Thượng cờ Lăng Bác để cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc, củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước và bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đặc biệt trong dịp lễ Quốc khánh 2/9, ngày khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình

Nghi lễ chào cờ diễn ra hàng ngày từ 6 giờ sáng trong mùa nóng (từ 1/4 đến hết tháng 10) và bắt đầu từ 6 giờ 30 trong mùa lạnh (từ 1/11 đến hết tháng 3). Nghi lễ hạ cờ thực hiện vào 21 giờ hàng ngày. Người dân mặc trang phục lịch sự, trang trọng, thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn khi tham gia buổi lễ.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Nghi lễ được diễn ra từ 6 giờ sáng trong mùa nóng (từ 1/4 đến hết tháng 10) và bắt đầu từ 6 giờ 30 trong mùa lạnh (từ 1/11 đến hết tháng 3)

2. Khu di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò

Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, hãy cùng người thân và bạn bè tham quan khu di tích Nhà tù Hoả Lò - nơi ghi dấu năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt. Nơi đây được coi là “địa ngục trần gian” trong thời kỳ Pháp thuộc.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Khu di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò - nơi lưu trữ những hiện vật quý giá về cuộc chiến đấu anh dũng của ông cha ta.

Những hiện vật tại nhà tù Hỏa Lò là những chứng tích sống động về cuộc sống khó khăn và nỗi đau trong quá khứ, giúp du khách hiểu rõ hơn về những khó khăn, thử thách mà nhân dân Việt Nam đã trải qua trong quá trình chiến đấu cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Ghé thăm nơi đây, người dân sẽ cảm thấy vô cùng hoài niệm và biết ơn sự hy sinh của các anh hùng dân tộc.

3. Check-in trên con đường Phan Đình Phùng

Chẳng biết từ khi nào, hai bên đường Phan Đình Phùng lại trở thành địa điểm "hot hít" để check-in của du khách. Bởi lẽ, con phố này luôn có vẻ đẹp rất riêng mỗi bốn mùa, gây ấn tượng bởi hàng đại thụ xanh rộp, nhiều công trình cổ kính ngay trong lòng thủ đô.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Du khách đến check-in trên phố Phan Đình Phùng

Đến đây, du khách có thể mặc áo dài, chụp ảnh với hoa, ăn cốm, sấu được bày bán bên đường.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?

Du khách đến chụp ảnh trên phố Phan Đình Phùng

4. Hoàng thành Thăng Long

Di tích Cửa Bắc của Hoàng thành lại nằm ngay trên phố Phan Đình Phùng, chưa cần vào trong thành thì chỉ chiếc cổng cổ xưa này thôi cũng đã cho du khách vô số góc "sống ảo". Trong khu di tích Thành cổ Hà Nội, có những kiệt tác kiến trúc cổ như Đoan Môn, điện Kính Thiên, Hậu Lâu... đặc biệt, còn có một công trình khá đồ sộ khác là cột cờ Hà Nội.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Cổng Di tích Cửa Bắc của Hoàng thành Thăng Long

Để chụp với những kiến trúc cổ điển không kém phần nên thơ này, du khách có thể di chuyển ra đường Điện Biên Phủ, từ Hoàng Diệu đi tiếp về hướng Nam rồi rẽ trái tại ngã tư giao với Điện Biên Phủ. Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?

Hoàng Thành Thăng Long, công trình kiến trúc đồ sộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Không chỉ giàu giá trị lịch sử, nơi đây còn chinh phục du khách bởi nét kiến trúc cổ điển cùng những góc ảnh siêu xinh.

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Du khách đến chụp ảnh bên trong Hoàng thành Thăng Long

5. Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long

Đó là hành trình khám phá các làng nghề truyền thống lâu đời của Hà Nội tại các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Trên cung đường này, du khách sẽ được khám phá "Con đường di sản Nam Thăng Long" với các làng nghề, di tích mang đậm văn hóa, lịch sử… của mảnh đất phía nam Hà Nội.

Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ - truyền thuyết về tổ tiên của người Việt Nam.

Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) nổi tiếng với điểm chụp ảnh bởi sự hấp dẫn về màu sắc và cách sắp đặt tăm hương và nhiều nét đẹp khác về nghề và văn hóa ở địa phương.

Và làng nghề dệt (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức), thường gọi theo sản phẩm độc đáo làng tơ tằm - tơ sen Mỹ Đức sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm từ các công đoạn trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ, dệt vải, trồng sen làm sợi tơ sen, dệt thêu tơ sen làm nên sản phẩm độc đáo.

Ngoài các làng nghề truyền thống, du khách cũng có thể lựa chọn khám phá vịnh Hạ Long trên cạn - hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Đức) với các trải nghiệm: đi thuyền trên hồ, cắm trại, tiệc nướng BBQ…

Dịp nghỉ lễ 2/9 đi đâu, chơi gì tại Hà Nội?
Du khách thích thú chụp ảnh với tạo hình chữ S của các bó tăm hương nơi đây

Hằng Nga