Lạc vào những cung điện và thánh địa tuyệt đẹp của Iran

15:47 | 12/10/2020

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Iran được biết đến không chỉ là quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, mà còn gây ấn tượng với du khách về công trình kiến trúc tinh xảo và độc đáo, được thể hiện rõ nét nhất qua các kiến trúc của nhà thờ Hồi giáo.
Bạn đã biết gì về ẩm thực Iran?Bạn đã biết gì về ẩm thực Iran?
Nhan sắc phía sau tấm khăn trùm đầu của phụ nữ IranNhan sắc phía sau tấm khăn trùm đầu của phụ nữ Iran
2710-1
Đền Fatima Masumeh ở Qom được người Hồi giáo dòng Shia coi là thành phố linh thiêng thứ hai ở Iran sau Mashhad.
2716-2
Đền thờ Fatima Masumeh ở Qom là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Iran. Ngôi đền được xây dựng trên ngôi mộ của Fatima - người đã chết vào thế kỷ thứ 9 nhưng đã được tôn tạo và thay đổi qua nhiều thế kỷ.
2719-3
Trong Hồi giáo Shia, phụ nữ thường được tôn kính như những vị thánh nếu họ là họ hàng gần của một trong Imam (vị trí lãnh đạo trong đạo Hồi). Fatima Masumeh là em gái của vị lãnh tụ thứ tám sau nhà tiên tri Muhammad.
2722-4
Nhà thờ Hồi giáo Shah (Hoàng gia), Isfahan. Năm 1587, Shah Abbas trở thành người cai trị đế chế Ba Tư vĩ đại thứ ba và biến Isfahan trở thành thủ đô của mình. Ở đây xây dựng rất nhiều cung điện, nhà thờ Hồi giáo, khu vườn và chợ.
2725-5
Nhà cai trị Safavid vĩ đại đã đưa hàng trăm nghệ nhân Trung Quốc đến Isfahan. Nhà thờ Hồi giáo Shah có lẽ là thành tựu kiến ​​trúc vĩ đại nhất trong thời kỳ này.
2728-6
Được xây dựng dưới thời trị vì của Shah Abbas, Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah ở Isfahan được hoàn thành vào năm 1619 và dành riêng cho gia đình hoàng gia.
2731-7
Trần của Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah.
2734-8
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk ở Shiraz được xây dựng dưới triều đại Qajar và hoàn thành vào năm 1888.
2737-9
Nasir al-Mulk còn được gọi là “ Nhà thờ Hồi giáo màu hồng” do có số lượng lớn ngói có màu hồng.
2741-10
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk.
2744-11

Tháp của Nhà thờ Hồi giáo Jāmeh là tháp cao nhất ở Iran với độ cao 52 mét. Nhà thờ Hồi giáo có niên đại từ thế kỷ 12 mặc dù phần lớn nó đã được xây dựng lại từ năm 1324 đến năm 1365.

2750-12
Một tín đồ tại Nhà thờ Hồi giáo Jāmeh.
2758-13

Mái vòm màu ngọc lam và nghệ thuật viết chữ Kufic ở Lăng Oljaytu cách điệu tương tự như ở Trung Á đặc biệt là ở Uzbekistan.

2801-14

Sau khi chinh phục khu vực phía tây bắc Iran này và cải sang đạo Hồi, Oljaytu đã thành lập thủ đô ở thành phố Soltaniyeh xây dựng lăng mộ đồ sộ cho chính mình vào năm 1312. Những bức ảnh này do Christopher Wilton-Steer chụp trong một chuyến hành trình từ London đến Bắc Kinh vào năm 2019.

https://dulich.petrotimes.vn/

Trúc Quỳnh

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]