Mùa đông đến lại nhớ cá thính Lập Thạch

19:22 | 04/01/2023

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Khi các đầm ao đã cạn nước, người dân quê Lập Thạch chuẩn bị cấy Chiêm; ấy cũng là mùa làm cá thính nơi đây. Lượng cá thu được số mang đi bán, số ăn nhưng dứt khoát phải dành một số để làm mươi chính cá thính dành sang năm.
Cá thính Tử Đà- Đậm đà hương vị Đất TổCá thính Tử Đà- Đậm đà hương vị Đất Tổ
Mặn mòi đặc sản cá thính Lập ThạchMặn mòi đặc sản cá thính Lập Thạch
Mùa đông đến lại nhớ cá thính Lập Thạch
Mùa đông đến lại nhớ cá thính Lập Thạch

Ai đã từng thưởng thức món cá thính Lập Thạch (Vĩnh Phúc) khó mà quên được. Những người dân Lập Thạch dẫu làm ăn, công tác nơi xa sau những bữa cỗ đầy ăm ắp món nọ món kia lại nhớ cồn cào bữa cơm quê.

Một bữa cơm quê với bát canh rau, đĩa dưa, bát tương và đĩa cá thính chua ngào ngạt; cả nhà quây quần bên mâm cơm bốc hơi nghi ngút. Cá thính được gỡ ra từ chĩnh sành tươi màu hổ phách, nướng vàng rộm lên; thơm, chua, bùi, bùi và đậm đà vị muối. Có những mẹ, những chị ướp cá khéo không mặn quá, hẳn là khoái khẩu cho cánh “mày râu” đưa cay. Một lát riềng mỏng, bẻ miếng cá nhấm nháp chút rượu; cứ thế… rồi say lúc nào không biết!

Để làm được chĩnh cá thính ngon, thơm, chua, con cá cứng nguyên dạng không phải là dễ. Phải lựa cá tươi nguyên, thường là cá rô, cá diếc, cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chày và thậm chí cả các loại cá da trơn như cá nheo, cá trê, cá quả; mổ rửa sạch, ướp muối qua một ngày đêm. Nhớ nhồi kỹ muối vào mang và bụng cá. Ướp muối lâu vị ngọt của cá ra dần theo nước ót, cá sẽ bị “xác”.

Sau đó lại rũ sạch hết muối trong cá ra. Tùy mặn nhạt mà lấy cữ tay rũ muối. Ngô rang chín vàng, hạt nào nổ bung sàng cho trẻ cho ăn. Giã hoặc xay nhỏ nhưng không mịn quá, dần lấy hạt thính li ti như hột cải hạt dền mới có sức hút nước trong cá. Mịn quá như bột, thính bết lại cá không ngon. Nhồi thứ hạt thính này vào trong cá, lại nhớ nhồi kỹ vào mang và bụng cá. Sau đó, cứ một lượt cá trong chĩnh lại kín một lượt thính. Lượt trên cùng phủ thật kín thính, và cứ phải là thính ngô mới được, lựa mo cau, mo tre cắt khít miệng chĩnh như cái “vung mo”; cài mươi nan tre thật chặt. Thế là tạm yên!

Bây giờ chỉ còn việc “làm” một chậu sành nước muối mặn chát, úp ngược chĩnh cá vào chậu nước muối ấy sao cho “vung mo” không tiếp nước muối; để gọn góc bếp. 3-4 tháng sau; dù chợ xa, bữa ăn chẳng đến nỗi đạm bạc “cơm chay, mắm chườm” (nhưng nhớ là gỡ cá trong chĩnh ra phải làm nhanh tay, sau đó lại úp trả lại như cũ).

Mùa đông đến, có món cá thính dân dã trong bữa ăn thì thú vị biết bao.

TTTTXTDL Vĩnh Phúc

https://dulich.petrotimes.vn/

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]