Bánh cáy Thái Bình – Món ăn độc đáo của miền quê lúa
![]() |
![]() |
![]() |
Mới nghe tên thì tưởng bánh làm từ con cáy nhưng không phải. Theo truyền thuyết dân gian ở đây, xưa kia bánh cáy là loại bánh được ăn vào dip Tết, do Bà Nguyễn Thị Tần con gái đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá làm ra. Bà Nguyễn Thị Tần sinh năm 1724. Năm 1739 bà được vào triều và được phong làm quan. Bà đã tạo ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị dâng lên vua. Nhà Vua ăn khen ngon liền hỏi tên mới biết là bánh ngũ vị nhưng khi nhìn những màu sắc đẹp mắt của bánh thấy giống trứng của con cáy nên đặt tên là Bánh Cáy.
Từ đó, vào dịp tết dân làng Nguyễn lại được dâng Bánh Cáy lên tiến Vua và nghề làm bánh cáy được lưu truyền, phát triển ở làng Nguyễn cho đến ngày nay.
![]() |
Nguyên liệu để chính để làm bánh cáy là: gạo nếp (phải là nếp cái hoa vàng), mang hạt rang lên thành bỏng rồi giã thành bột, vê tròn thành quả. Quả được thái thành những thanh nhỏ bằng ngón tay, tẩm gấc thành con cái đỏ, tẩm quả dành dành thành con cái vàng, rồi đem rán mỡ giòn tan cộng với mạch nha làm từ mầm lúa ngọt và mát, dừa, vừng, gừng và lạc rang thơm tróc vỏ. Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, dừa. Khi bánh nguội, cắt miếng, nhâm nhi với ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai mềm làm nên hương vị khó quên.
Ngày xưa người dân ở làng Nguyễn chỉ làm bánh để ăn và làm quà trong những ngày lễ, Tết, còn bây giờ thì sản xuất quanh năm do nhu cầu của thực khách.
https://dulich.petrotimes.vn/
Đồng Hoa (t/h)
- Nhiều bãi biển tại Thanh Hóa "thất thủ" dịp nghỉ lễ
- Háo hức "check-in" cánh đồng hoa hướng dương bên sông Sài Gòn
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Khai mạc Hội hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hành tinh xanh”
- "Đoàn tàu mùa xuân" sẽ chạy xuyên Tết Ất Tỵ
- Quảng Nam: Ngắm đôi linh vật rắn sắc sảo, ánh vàng rực rỡ vừa được "trình làng"