Bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống ở Quản Bạ (Hà Giang)

19:12 | 29/01/2023

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Quản Bạ (Hà Giang) là huyện cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, tạo nên một bức tranh đa bản sắc về văn hóa truyền thống. Các nét văn hóa được phản ánh chân thực thông qua chính đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong đó, có nhiều nghề truyền thống của đồng bào bản địa hiện vẫn còn được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
Thác Nai Nậm Đăm - Điểm đến không thể bỏ qua khi tới Quản BạThác Nai Nậm Đăm - Điểm đến không thể bỏ qua khi tới Quản Bạ
Hà Giang: Huyện Quản Bạ phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dânHà Giang: Huyện Quản Bạ phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân
Bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống ở Quản Bạ (Hà Giang)
Nghề làm hương truyền thống dân tộc Dao thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa của đất nước, song dưới nếp nhà trình tường truyền thống của dân tộc Dao ở thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn, nghề làm hương truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy. Điểm đặc biệt đó là 100% nguyên liệu tự nhiên, với mùi thơm của lá quế rừng được tán bột nhỏ. Chị Đặng Thị Phương chia sẻ: Hiện tại đã hình thành những tổ nhóm liên kết hộ gia đình, gồm 7 - 8 hộ làm hương truyền thống. Giá bán dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/bó 100 que. Đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn tạo nguồn thu nhập cho người dân chúng tôi.

Nghề đan quẩy tấu tại thôn Lùng Hẩu, xã Thái An cũng là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Mông. Là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, quẩy tấu tùy vào kích thước to, nhỏ có giá bán từ 80 - 120.000 đồng/chiếc. Hiện tại toàn thôn Lùng Hẩu có 30 ha rừng trúc làm nguyên liệu cho nghề truyền thống, qua đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Anh Ly Mí Tủa, thôn Lùng Hẩu tâm sự: Nghề đan quẩy tấu cần sự tỉ mẩn, đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo, kỹ thuật chẻ nan phải biết lách dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì lúc đan mới dễ, mới đẹp. Quẩy tấu của người dân ở Lùng Hẩu có nét tinh tế riêng khi người thợ đan biết cách phối hợp các loại vật liệu để sản phẩm được tạo ra không chỉ đa dạng mà còn lưu giữ được nhiều nét tự nhiên vốn có.

Trong bối cảnh đất nước, địa phương đang từng bước phát triển và hội nhập như hiện nay, việc bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống thực sự cần được quan tâm và có hướng đi đúng đắn. Các sản phẩm như khèn Mông, vải lanh thổ cẩm đã vươn tầm ra thị trường quốc tế. Thời gian tới, để công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống tương xứng với tiềm năng lợi thế, huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức tới đồng bào về bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống nhằm thu hút khách tham quan, du lịch, thúc đẩy thương mại, kinh tế phát triển.

Hoàng Chính (Quản Bạ)/ Báo Hà Giang

https://dulich.petrotimes.vn/

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]