Chùa Một Cột - Di sản văn hóa lịch sử của người Việt

03:03 | 23/10/2023

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Chùa Một Cột nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức phía Tây hoàng Thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội, bên cạnh bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ghé thăm những ngôi chùa cổ đẹp nhất miền BắcGhé thăm những ngôi chùa cổ đẹp nhất miền Bắc
Chùa Một Cột  “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”  giữa thủ đôChùa Một Cột “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” giữa thủ đô
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Sau gần 1000 năm tồn tại, chùa được Bộ VHTT & DL xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), được ghi danh trong sách kỷ lục Guiness Việt Nam “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Ngày 10/11/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận chùa Một Cột là “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Chùa Một Cột còn có tên gọi là chùa Diên Hựu nghĩa là kéo dài tuổi thọ. Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào năm kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo1 (1409) đời Lý Thái Tông.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Vua Lý Thái Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuê khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như trong mộng.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm phật cầu phúc cho nhà vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Năm 1106, chùa được Vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc to lớn lộng lẫy. Trải qua bao năm tháng, chùa Một Cột được trùng tu, phục hưng nhiều lần qua các triều đại.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở vị trí cao nhất. Chùa được xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Hồ nước hình vuông biểu tượng cho đất , có đất, có trời hòa quyện cùng cây cối, chùa Một Cột như là nơi hội tụ tinh hoa của trời đất, vừa mang vẻ gần gũi, tinh khiết nhưng vẫn rất thanh lịch.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đặt thuốc nổ Chùa Một Cột, chùa còn lại cây cột với mấy xà gỗ.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Sau khi giành lại chính quyền, Bộ Văn hóa cho trùng tu Chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ của thời Lý.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Dù giờ đây chỉ còn là một ngôi chùa bé nhỏ, nhưng chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long, của Hà Nội văn hiến xưa.
Chùa Một Cột   Di sản văn hóa lịch sử của người Việt
Chùa mang giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn là biểu hiện cho sự uy nghiêm tâm linh dân tộc, sự vững chãi trường tồn cùng năm tháng.

Nam Nguyễn/ Trang thông tin Di sản xanh

https://dulich.petrotimes.vn/

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]