Ngồi nhiều làm tăng trầm cảm, lo lắng

14:06 | 16/01/2022

Theo dõi Du lịch - Năng lượng xanh trên
|
Ðể tuân thủ các biện pháp phòng dịch COVID-19, nhiều người chuyển sang làm việc hoặc tự cách ly tại nhà. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện việc tăng thời lượng ngồi thực hiện các hoạt động thường ngày có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng.
Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ lá hẹNhững lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ lá hẹ
Những loại trái cây giàu canxi mà mẹ bầu không nên bỏ quaNhững loại trái cây giàu canxi mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Ngồi nhiều làm tăng trầm cảm, lo lắng

Trước đó, nhóm chuyên gia tại Ðại học Bang Iowa đã yêu cầu hơn 3.000 người tự ghi lại thời gian thực hiện các hoạt động trong ngày (như ngồi, xem màn hình và tập thể dục), đồng thời đánh giá xem những hành vi đó thay đổi ra sao so với trước khi dịch bệnh bùng phát.

Các chuyên gia cũng xem xét những thay đổi trong sức khỏe tâm thần của các đối tượng. Kết quả cho thấy những người đáp ứng tiêu chuẩn về hoạt động thể chất trước khi diễn ra dịch bệnh (khoảng 2,5-5 tiếng vận động ở cường độ từ vừa đến mạnh mỗi tuần) trung bình đã giảm 32% thời lượng vận động thể chất ngay sau khi thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19. Nhóm này cũng cảm thấy buồn bã, lo lắng và cô đơn hơn.

Ðể đánh giá những thay đổi trong hành vi và sức khỏe tâm thần, những người tham gia sau đó được yêu cầu trả lời cùng một bảng câu hỏi 1 lần/tuần trong 3 tháng tiếp theo. Nhóm nghiên cứu phát hiện sức khỏe tâm thần của các đối tượng trung bình được cải thiện sau hơn 2 tháng thích nghi với cuộc sống trong đại dịch. Nhưng với những người liên tục dành nhiều thời gian ngồi một chỗ, các triệu chứng trầm cảm không được cải thiện như vậy.

Trước phát hiện mới, tác giả chính Jacob Meyer khuyến nghị mọi người nên “nghỉ giải lao” sau khi ngồi được một thời gian lâu. Chẳng hạn, những người làm việc tại nhà có thể đi dạo 1 vòng quanh nhà trước khi ngồi làm việc hoặc khi đã hết giờ làm.

Hiện cũng có nhiều ứng dụng giúp giải quyết tình trạng trầm cảm và lo lắng ngày càng gia tăng trên khắp thế giới trong đại dịch COVID-19. Chẳng hạn ứng dụng hỗ trợ sức khỏe tâm thần Woebot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để trò chuyện với người bệnh. Dù một số người không hài lòng với ý tưởng “trút bầu tâm sự” với một phần mềm, nhưng các nghiên cứu cho thấy tâm sự với một con người ảo có thể giúp bệnh nhân cởi mở hơn.

Nhà sáng lập Woebot, đồng thời là một nhà tâm lý học Alison Darcy, không tin rằng các ứng dụng trò chuyện như trên có thể thay thế hoàn toàn vai trò của các nhà trị liệu tâm lý và AI cũng được chứng minh là bị hạn chế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhưng các phần mềm này có thể giúp giảm bớt sự thiếu hụt lực lượng bác sĩ tâm lý.

https://dulich.petrotimes.vn/

Báo điện tử Cần Thơ

Chuyên trang du lịch rất mong nhận được bài viết, hình ảnh của bạn đọc. Xin vui lòng gửi về: [email protected]